Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Việt Nam Trước Nguy Cơ "Tuột" Xuống Danh Sách CPC

 

Đoàn công tác của Ban Tôn Giáo Chính Phủ tại Cộng Hoà Sec, ngày 21/11/2024 (nguồn: ĐS Rehak)

VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ "TUỘT" XUỐNG DANH SÁCH CPC
Mạch Sống 

Việt Nam trước nguy cơ “tuột” xuống danh sách CPC

2024-12-01

  • Những vi phạm bởi nhà nước Việt nam cận ngày chỉ định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Mạch Sống, ngày 2 tháng 12, 2024

http://machsongmedia.org

Chẳng bao lâu nữa, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ công bố quyết định có hay không đưa Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) và áp dụng các biện pháp chế tài theo luật định. Một số vi phạm nghiêm trọng ở Việt Nam trong mấy tuần gần đây đang đẩy Bộ Ngoại Giao vào tình thế khó xử dù muốn nương tay cho Việt Nam.

Vì ngày càng leo thang đàn áp quyền tự do tôn giáo, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List, SWL), nghĩa là mấp mé CPC, cho năm 2023. Tháng 10 năm 2023, Ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, dẫn một đoàn hỗn hợp đến Hoa Kỳ vận động để được tháo gỡ khỏi danh sách này nhưng thất bại – Việt Nam tiếp tục bị Hoa Kỳ giứ trong danh sách SWL cho năm 2024.

Ngày 20 – 23 vừa qua, Ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Ban Tôn Giáo Chính Phủ, dẫn đoàn 6 người đến Cộng Hoà Séc, đang là Chủ Tịch liên minh 46 quốc gia phát huy quyền tự do tôn giáo toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ, để vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gián tiếp qua liên minh này. Cuộc vận động này có lẽ cũng sẽ thất bại.

No photo description available.

Hình 1 - Đoàn công tác của Ban Tôn Giáo Chính Phủ tại Cộng Hoà Sec, ngày 21/11/2024 (nguồn: ĐS Rehak)

Quy chế CPC

Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Act, IRFA), do Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hoà – Virgigina) là tác giả và được ban hành năm 1998, đòi hỏi Bộ Ngoại Giao chỉ định CPC quốc gia nào vi phạm hoặc dung dưỡng sự vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách: (1) nghiêm trọng, (2) có hệ thống, và (3) dài lâu. Luật này được ban hành ngày 27 tháng 10, 1998 ( Public Law No. 105-292).

Luật này đề ra 15 biện pháp chế tài đối với chính quyền bị chỉ định CPC, và cấm nhập cảnh Hoa Kỳ các giới chức chính quyền nào tham gia đàn áp một cách đặc biệt nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo; vợ, chồng, con (kể cả đã thành niên) của họ cũng bị cấm nhập cảnh.

Biện pháp cấm nhập cảnh này được gọi tắt là biện pháp “2G” vì mang mã số INA 212(a)(2)(G) trong Luật Di Dân và Quốc Tịch.

Danh Sách SWL

Năm 2016, DB Christopher Smith đề xướng luật bổ sung, mệnh danh “Frank Wolf International Religious Freedom Act” để ghi nhận DB Frank Wolf là tác giả của luật nguyên thuỷ.  Luật bổ sung này đề ra Danh Sách SWL dành cho các quốc gia hội đủ 2 trong 3 yếu tố: (1) nghiêm trọng, (2) có hệ thống, (3) dài lâu. Luật bổ sung này, do DB Christopher Smith là tác giả, được ban hành ngày 16 tháng 12, 2016 (Public Law No. 114-281).

Luật này cũng ấn định:

  • Tổng Thống có quyền đặc miễn cho một quốc gia được tạm hoãn chỉ định CPC nhưng không quá 6 tháng.
  • Bộ Ngoại Giao mỗi 6 tháng phải cung cấp cho Quốc Hội danh sách những cá nhân bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ.

Triển vọng Việt Nam bị chỉ định CPC

Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 ấn định chính quyền nào trực tiếp đàn áp hoặc dung dưỡng cho sự đàn áp quyền tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và dài lâu thì Bộ Ngoại Giao phải đưa vào danh sách CPC. Các yếu tố sau đây đang được Bộ Ngoại Giao cân nhắc đối với Việt Nam:

  • Tính nghiêm trọng: Bộ Công An đàn áp tôn giáo trực tiếp và nghiêm trọng qua hình thức bắt giam, đánh đập, tra tấn, bỏ tù, giết chết. Trong năm 2024, thầy truyền đạo Y Bum Bya bị giết và treo cổ; thầy truyền đạo Nay Y Blang bị án 4.5 năm tù; thầy truyền đạo Y Krec Bya bị án tù 13 năm, Ông Y Thinh Nie bị bắt đi mất tích – họ thuộc Hội Thánh Đấng Christ Tây Nguyên độc lập với chính quyền. Bộ Công An vu khống Hội Người Thượng vì Công Lý là tổ chức khủng bố, tuyên án vắng mặt 10 năm tù đối với Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập hội này, và yêu cầu Thái Lan dẫn độ. Công an bắt 6 nhà sư và 3 phật tử Khmer Krom; ngày 26 tháng 11, họ bị tuyên án từ 2 đến 6 năm tù.
  • Tính hệ thống: Hoạt động song song với Bộ Công An, Ban Tôn Giáo Chính Phủ không chỉ dung dưỡng mà chủ động sử dụng các tổ chức tôn giáo và ngụy tôn giáo do nhà nước điều khiển để đấu tố, hành hung, chiếm đoạt tài sản, và ngăn cản sinh hoạt tôn giáo của các nhóm tôn giáo độc lập. Tuần vừa qua, Mục Sư Y Cuah (Choa) Hdok thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, một tổ chức bị nhà nước điều khiển, đã đấu tố các tín đồ thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, đe doạ cho họ đi tù nếu không gia nhập tổ chức tôn giáo của ông ta. Đầu tháng 11, các thành viên của Chi Phái Cao Đài do nhà nước tạo tác năm 1997 đã vô can khi tấn công tư gia của các tín đồ Cao Đài chơn truyền giữa tang lễ. Đầu năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, do nhà nước tạo tác năm 1981, đã lột áo tu hành của các vị sư Khmer Krom tuyên bố độc lập, mở đường cho công an bắt bớ và bỏ tù họ.
  • Tính dài lâu: Việt Nam đã 2 năm liền trong danh sách S Thay vì giảm bớt sự đàn áp, nhà nước Việt Nam lại liên tục leo thang trong suốt năm 2024, đến sát thời điểm mà Bộ Ngoại Giao, theo luật pháp, phải phân hạng Việt Nam vì đàn áp tự do tôn giáo.

Kế hoạch đưa Việt Nam vào danh sách CPC

Như thường lệ, BPSOS tiếp tục báo cáo các vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền và các tổ chức tôn giáo và nguỵ  tôn giáo mà họ dùng làm trợ cụ đàn áp. Đặc biệt, trong năm 2024 BPSOS đã hỗ trợ Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) soạn tài liệu nghiên cứu về các tổ chức trợ cụ này. Tài liệu nghiên cứu được USCIRF công bố ngày 27 tháng 9 vừa qua: https://www.uscirf.gov/publications/state-controlled-religion-and-religious-freedom-vietnam

Ngày 21 tháng 11, BPSOS tổ chức buổi họp báo với sự tham gia của Chủ Tịch USCIRF, để giới thiệu và phát tán tài liệu này. Xem: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/582313674210058

Uỷ Hội USCIRF, thành lập năm 1999 theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của DB Frank Wolf, là cơ quan độc lập, lưỡng đảng tư vấn cho Quốc Hội, Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo toàn cầu. Đây là cơ quan có uy tín không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên thế giới.

Tài liệu nghiên cứu kể trên quy kết nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các hành vi đàn áp, bách hại tôn giáo của các tổ chức trợ cụ mà họ điều khiển. Quít làm cam chịu, không tránh né vào đâu được nữa.

Cụ thể, các hành vi đàn áp tôn giáo của đám tín đồ Chi Phái Cao Đài 1997, của giới lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, và của Mục Sư Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam như kể trên đều là yếu tố để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cân nhắc khi quyết định việc chỉ định Việt Nam trong năm nay.

 Pic_1_-_12-01-2024.jpg

Hình 2 - Họp báo về tài liệu nghiên cứu của Uỷ Hội USCIRF, ngày 21 tháng 11, 2024

Sau 2 năm giữ Việt Nam trong danh sách SWL mà tình hình ngày càng xấu đi, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ còn 2 cách:

  • Chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC.
  • Đặc miễn 6 tháng với điều kiện nhà nước Việt Nam phải thực hiện các cam kết cụ thể về tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Tháng 4 đầu năm nay, BPSOS cung cấp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ danh sách các tiêu chí đề nghị, gồm có:

  • Cấp căn cước công dân cho khoảng 100 nghìn người Hmong không giấy tờ tuỳ thân, phần lớn do họ theo Đạo Tin Lành.
  • Chấm dứt mọi hành vi ép người Thượng theo Đạo Tin Lành cải đạo.
  • Ngưng đàn áp, bắt bớ các nhà sư và Phật tử người Khmer Krom không tuân phục Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước dựng lên năm 1981.
  • Ngưng các hành vi đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào các người Hmong và người Thượng đang lánh nạn ở Thái Lan hoặc đã định cư Hoa Kỳ.
  • Giao trả cho các tín đồ Cao Đài chơn truyền Toà Thánh Tây Ninh, các cơ ngơi tại Thánh Địa Tây Ninh, và các thành thất địa phương để họ kịp tưởng niệm 100 năm ngày khai đạo.
  • Gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với các tu sĩ và tín đồ thuộc các tôn giáo.
  • Trả tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo.

Bài liên quan:

Việt Nam trước nguy cơ “tuột” xuống danh sách CPC

Bộ Công An manh động, thêm đề tài cho Kiểm Định UPR đối với Việt Nam sắp đến

Văn bản đề nghị các tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam về tự do tôn giáo:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/04/FORB-benchmarks-to-assess-Vietnam-2024-without-hyperlinks.pdf

Mạch Sống 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét