Thiết Thạch Tâm Can Cô Giang (1906–1930),
("thiết thạch tâm can" chữ đặt cuả cụ PBC)
"Tiếng ai rao lụa in là chị Giang,
Ôi, một thân đầy gian nan, để cứu nước dân lâm cảnh khốn cùng. Vậy ta đồng theo kịp bước, báo tin cho chị tường tri. Cùng chồng cho chị tạng mắt. Kẻo đớn đau phút giây lìa tan...
- Thơ cuả Cô Giang:
Tuyệt Mệnh Thi
Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào,
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Đảng kỳ phấp phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ,
Chết sầu chết thảm có thừa xót xa!
Thế ru! Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay?
Nguyễn Thị Giang
- Thơ cuả người biên soạn:
Cô Giang Tuẫn Tiết
Cây Đề quán nước chỗ... trùng hoan
Uống bát trà xanh vọng... Thổ Tang
Phát súng tuẫn thân: - tia chớp đỏ
Hương linh liệt phụ: - ánh sao vàng
Tình nhà tha thiết niềm cao cảm
Nợ nước ngậm ngùi nỗi ngổn ngang
Dân, Quốc lầm than... cam vĩnh biệt
Ân cần đồng chí... gắng chu toàn...!!
Nguyễn Minh Thanh khấp tác
Lũ Khốn Kiếp
Quần áo tử thi chẳng mặc vào
Khám xong chúng để... thế là sao ??
Tóc tai rũ rượi đàn ruồi đậu
Thân thể hanh hao lũ kiến cào
Khốn kiếp pháp y bầy dã thú
Ác đồ mật thám bọn ung bào
Thương luân bại lý đời nguyền rủa
Hậu bối xem xong bỗng nghẹn ngào...!!
Nguyễn Minh Thanh khấp tác
Cô Giang (1906–1930), tên đầy đủ Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng. Bà tham gia chống thực dân Pháp và là vợ của Ông Nguyễn Thái Học - Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Người tỉnh Bắc Giang, con của Ông Nguyễn Văn Cao và Bà Nguyễn Thị Lưu, là em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.
Vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, sau khi hội họp xong với các đồng chí, hai người đã ghé Đền Hùng. Cô và NTH vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn...
Theo Nhượng Tống, thì trong buổi ấy, Cô Giang đã xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng:
"- nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!"
Chị em Cô Giang nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa. Họ giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... với những gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn và súng ống...
Kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì ngày 16 tháng 6 năm 1930, Cô Giang nghe tin giặc Pháp đã đưa Ô.Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí từ Hà Nội lên Yên Bái, để xử chém vào ngày hôm sau là ngày 17 tháng 6.
Tức thì, Cô cải trang, giấu khẩu súng lục trong người rồi đi tàu hỏa lên đó xem xử. Xong, lặng lẽ trở về phòng trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh trên trang giấy khổ nhỏ, bằng bút chì xanh.
Viết xong thư, Cô Giang ra chợ mua khúc vuông vải trắng, thắt ngang đầu để tang chồng. Rồi đáp tàu hỏa về Vĩnh Yên, làng Thổ Tang, quê Nguyễn Thái Học, ngay buổi chiều tối hôm đó.
Trong lúc khám nghiệm, chúng thu hai lá thơ. Do tên ký “Nguyễn Thái Học phu nhân”, chúng biết là Cô Giang. Nên chúng tìm cách trả thù nơi tử thi.
Tới đây, hậu sinh xin kết thúc " Sử buồn Tiểu truyện " với câu đối, kính cẩn dâng vị Nữ Lưu Lẫm Liệt:
Viễn xứ đêm dài... Cố quốc mây bay...
Nguyễn Minh Thanh kính bút
(GA, Mother Day - 2021)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét