Một cặp đôi đóng vai bà Mary và ông Joseph trong cảnh Chúa giáng sinh được diễn trực tiếp trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào ngày 04/12/2019.
Ông O’Malley, người đã hỗ trợ ông Finnegan và cuối cùng đảm nhận vai trò lãnh đạo của công ty American Nativity Scene, cho biết: “Một trong những lợi ích này chính là người dân và sự nhiệt tình của họ đối với công việc đó cũng như sự phấn khích của họ về cơ hội làm một điều gì đó để được tự do thể hiện đức tin của chúng ta ở quảng trường công cộng.”
“Chỉ riêng điều đó thôi tôi nghĩ là điều quan trọng đối với đất nước của chúng ta và thế giới của chúng ta, rằng chúng ta có thể làm được điều đó. Không phải mọi nơi trên thế giới này đều có thể cho phép quý vị làm điều đó, nhưng tại đây, đó là Tu chính án Đầu tiên, quyền tự do ngôn luận tôn giáo.”
Một trong những địa điểm mới này sẽ là tòa nhà quốc hội ở Cheyenne, Wyoming.
Công ty American Nativity Scene đã thăm dò ý kiến của tình nguyện viên Steven Melia, và anh đã bắt tay vào thử thách này. Anh cho biết một người bạn đang dựng chuồng ngựa; còn anh Melia đã hoàn thành các thủ tục giấy tờ để có được một vị trí bên trong Tòa nhà Quốc hội Wyoming. Thống đốc Mark Gordon đã được mời tham gia lễ khánh thành [công trình] này, sẽ diễn ra vào khoảng từ ngày 17/12 đến ngày 22/12. Các tình nguyện viên từ Nhà thờ St. Mary, Nhà thờ Công giáo St. Joseph, và Nhà thờ Công giáo Holy Trinity ở thành phố Cheyenne cũng đang làm việc trong dự án này.
“Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng có được điều đó ở đó, đưa Đấng Christ trở lại quảng trường công cộng này, để mọi người không quên Ngài. Đối với tôi, điều đó thực sự quan trọng,” anh Melia nói.
Các cuộc chiến pháp lý quan trọng
Một cuộc chiến pháp lý quan trọng về việc trưng bày cảnh Chúa giáng sinh ở khu công cộng đã từng diễn ra ở Chicago vào khoảng dịp Giáng Sinh năm 1987. Ông William Grutzmacher đã nhận được sự cho phép bằng lời từ một quan chức ủy ban xây dựng thành phố để đặt một bộ cảnh Chúa Giáng Sinh với kích thước như thật tại khu Richard J. Daley Centre Plaza ở trung tâm thành phố Chicago từ ngày 20/12 đến 27/12/1987. Sự cho phép đó không tồn tại lâu khi bộ trưng bày 12 x 12 feet (3.6m x 3.6m) đó đã bị tháo dỡ.
“Chắc hẳn có một vài cuộc điện thoại đã gọi tới,” ông Thomas Brejcha, chủ tịch và cố vấn trưởng của công ty Thomas More Society ở Chicago, nói. “Họ đi xuống từ văn phòng của ủy ban với cây xà beng rồi bắt đầu tấn công và phá hủy [bộ trưng bày] cảnh Chúa Giáng Sinh của ông ấy.”
Các tượng nhân vật của Thánh Gia (Holy Family) đã bị chôn vùi trong một thùng rác trước khi được các tình nguyện viên tới lấy ra. Bảy trong số 21 tượng nhân vật trong cảnh trưng bày này đã được an toàn. Trong khi đó, các luật sư của công ty Thomas More Society đã ra tòa án liên bang và nhận được một lệnh cấm tạm thời từ Thẩm phán Quận James B. Parsons của Hoa Kỳ.
Ông Brejcha nói rằng: “Ông ấy đã chấm dứt sự tàn phá này.”
Ông Richard Daley, khi đó là luật sư của Quận Cook của tiểu bang này và sau này là thị trưởng Chicago tại vị lâu nhất, đã phản đối ủy ban xây dựng đó vì yêu cầu nhóm [dựng] cảnh Chúa Giáng Sinh này đóng phạt một khoản tiền mặt trị giá 100,000 USD, và vì đã dỡ bỏ cảnh trưng bày này.
“Đây là một mùa được tôn vinh bởi mọi người từ tất cả các tầng lớp trong xã hội,” ông Daley nói. “Đó là thời gian dành cho những trưng bày về tôn giáo. Quảng trường này là một nơi công cộng.”
Vụ kiện của ông Grutzmacher chống lại Ủy ban Xây dựng Công cộng Chicago kéo dài đến tháng 11/1988. Thẩm phán Parsons đã ban hành lệnh vĩnh viễn yêu cầu thành phố này cấm phân biệt đối xử tôn giáo và cung cấp quyền sử dụng khu Daley Plaza cho tất cả những người nộp đơn “không phân biệt đối xử và không quan tâm đến nội dung thể hiện của họ, dù là tôn giáo hay lĩnh vực khác.”
Ông Parsons cho biết việc quản lý quảng trường của thành phố này “có thể không bao giờ được thực hiện đúng cách bằng cách nói với bất kỳ một kiểu người sử dụng này mà phản đối người khác rằng, ‘Chúng tôi sẽ dễ dàng quản lý các tài sản của thành phố hơn nếu không có người theo tôn giáo nào đến đây. Chúng tôi không muốn có những người theo tôn giáo thuộc bất kỳ hình thức nào ở khu Daley Plaza của chúng tôi cả.’ Sao lại có một tình cảnh gây phẫn nộ và nực cười đến thế được thực hiện ở đây, ngay tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ này, và có lẽ là dưới quy định của Hiến pháp của chúng tôi.”
Lấy cảm hứng từ buổi trưng bày cảnh Chúa Giáng Sinh hàng năm tại khu Daley Plaza, công ty Thomas More Society đã giúp đặt một chiếc máng cỏ Giáng Sinh ở Tòa nhà Quốc hội Illinois ở thành phố Springfield vào năm 2008.
Chống lại việc trưng bày
Ở nhiều địa điểm mà các bộ cảnh Chúa Giáng Sinh được trưng bày ở khu công cộng, các nhóm người vô thần bắt đầu đặt những trưng bày mang tính chê bai sự hiện diện tôn giáo trong các tòa nhà chính phủ.
Tại Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang Wisconsin ở thành phố Madison, Tổ chức Tự do Tôn giáo đã đặt một khu trưng bày mà nhóm này gọi là màn trình diễn “có chút hồ đồ,” khi mô tả ông Thomas Jefferson, ông Benjamin Franklin, ông George Washington, và Tượng Nữ thần Tự do đang nhìn chằm chằm vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền đặt trong một máng cỏ.
Bên cạnh hộp bìa cứng này là một tấm biển có nội dung: “Vào mùa Đông chí này, hãy cùng chúng tôi tôn vinh Tuyên ngôn Nhân quyền, được thông qua vào ngày 15/12/1791, nhắc nhở chúng ta rằng không thể có tự do tôn giáo nếu không có tự do cho bất đồng quan điểm. Hãy giữ cho tôn giáo và chính phủ tách biệt!” Các vật trưng bày này xếp sát cạnh bộ cảnh Chúa Giáng Sinh.
Ông O’Malley cho biết ông không thấy phiền bởi những trưng bày đối kháng như vậy.
“Họ đưa ra chỉ để phản bác lại thông điệp của chúng tôi mà thôi,” ông nói. “Chúng tôi đang đưa mọi thứ ra để mọi người nhận ra tầm quan trọng của Giáng Sinh và ý nghĩa thực sự của ngày lễ này cũng như ý nghĩa chân chính của ngày đó.”
Ông Joseph Hanneman là một phóng viên, người chuyên đưa tin về Tiểu bang Wisconsin. Tác phẩm của ông trong hơn 40 năm sự nghiệp đã xuất hiện trên Báo cáo Thế giới Công giáo, Thời báo Tạp chí Racine, Tạp chí Tiểu bang Wisconsin và Chicago Tribune.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét