Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Mỹ Đặt 8,500 Binh Sĩ Trong Tình Trạng Báo Động Cao Độ

 

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby phát biểu trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ở Arlington ngày 3/9/2021. (Ảnh Getty Images)

MỸ ĐẶT 8.500 BINH SĨ TRONG TÌNH TRẠNG BÁO ĐỘNG CAO ĐỘ VÌ LO NGẠI NGA SẼ CHIẾM UKRAINE
Thanh Đoàn

Theo tin từ AP, phát ngôn viên Lầu Năm Góc của Mỹ cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt khoảng 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao độ; nhóm binh sĩ này sẵn sàng được điều động (nếu cần) trong bối cảnh Mỹ và phương Tây lo ngại quân đội Nga sẽ tràn qua biên giới Ukraine.

Theo tin từ AP News, Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho 8.500 binh sĩ trong trạng thái báo động cao độ; sẵn sàng triển khai tới Châu Âu như một phần của “lực lượng phản ứng” NATO trong bối cảnh ngày càng lo ngại rằng Nga có thể sớm thực hiện một động thái quân sự đối với Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham khảo ý kiến ​​của các nhà lãnh đạo cấp cao của Châu Âu, nhấn mạnh sự đoàn kết của Hoa Kỳ với các đồng minh phương Tây.

Việc đặt gần 10 ngàn quân vào trạng thái cảnh giác cao độ cùng với việc rút các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Ukraine cho thấy hy vọng hoà bình ở biên giới Ukraine ngày càng mờ mịt; khả năng Nga thực thi một cuộc xâm lược nhằm sáp nhập Ukraine vào Nga giống như Nga từng làm với Crimea năm 2014 là có thể xảy ra.

Liên minh NATO cũng như chiến lược mở rộng liên minh này về phía sườn đông nước Nga là trọng tâm chiến lược quốc phòng của Mỹ. Nhưng Tổng thống Nga, ông Putin, phản ứng gay gắt chiến lược này, cho rằng đây là mối đe doạ với an ninh Nga. Ông Putin coi NATO là di tích của Chiến tranh Lạnh.

Đúng vậy. NATO được thành lập bởi Mỹ và liên minh Châu Âu với mục tiêu ban đầu là phá bỏ chế độ cộng sản ở Đông Âu. Sứ mệnh của NATO hoàn thành sau khi Liên Xô tan rã vào ngày 31/12/1991. Khi đó, tổng thống Mỹ Bush (cha) đã hứa với Nga rằng NATO sẽ không mở rộng liên minh quá đông Đức. Nhưng năm 1996, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã không giữ lời hứa từ đời tổng thống trước với Nga. NATO, tuy không thừa nhận, những vẫn coi Nga là kẻ thù số 1 của Mỹ và thế giới, liên tục mở rộng liên minh về phía sườn đông của Nga.

Động thái này đã đẩy Nga vào con đường phát triển phi dân chủ, buộc Nga phải tăng cường quân bị, chạy đua vũ trang và cuối cùng là kết thân với các nền kinh tế, chế độ độc tài, thân khủng bố khác như Trung Quốc, chính quyền Taliban, Iran, Hamas của Palestine... Mải mê kiềm chế Nga, NATO đã quên đi sứ mệnh ban đầu của liên minh quân sự là đánh bại chủ nghĩa cộng sản; Trung Quốc - quốc gia chủ nghĩa cộng sản lớn nhất toàn cầu - đã tự do phát triển trong sự cổ vũ của Mỹ và Phương Tây; các tội ác đàn áp đẫm máu Thiên An Môn (năm 1989), tội ác diệt chủng lạnh Pháp Luân Công và người Tây Tạng, Tân Cương (từ năm 1999) tới nay của Trung Quốc đều bị che đậy bởi vô số lý do chính trị và ngoại giao.

Đối với ông Biden, cuộc khủng hoảng là một bài kiểm tra lớn về khả năng của ông trong việc tạo lập một lập một mạng lưới đồng minh thống nhất, mạnh nhất chống lại Putin.

Mặc dù đưa một lực lượng quân đội hùng hậu, vũ khí hạng nặng áp sát biên giới Ukraine, Nga bác bỏ các nhận định của Mỹ và Phương Tây rằng nước này muốn xâm chiếm Ukraine bằng vũ lực. Ngược lại, các cuộc đàm phán với Mỹ và NATO về sáp nhập Ukraine vào liên minh này đều đi vào bế tắc. Mỹ không từ bỏ chiến lược tiến công vào sườn đông của nước Nga. Trong khi đó, Nga coi Ukraine là giới hạn đỏ không nhượng bộ vì vấn đề an ninh của họ.

Nga nói rằng các cáo buộc của phương Tây (về việc Nga sẽ xâm lược Ukraine) chỉ là vỏ bọc cho các hành động khiêu khích theo kế hoạch của NATO.

Lo ngại chiến tranh xảy ra, không chỉ Mỹ, cả Anh và Đức đều đã rút nhân viên ngoại giao và gia đình của họ khỏi Ukraine. Thủ tướng Anh ông Boris Johnson nói rằng "triển vọng chiến tranh Nga - Ukraine là hết sức ảm đạm" và rằng "cuộc chiến [nếu xảy ra] là đau đớn, bạo lực và đẫm máu".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Oleg Nikolenko, nói rằng quyết định của Hoa Kỳ [về rút nhà ngoại giao khỏi Ukraine] là “một bước đi quá sớm” và là một dấu hiệu của “sự thận trọng quá mức”. Ông nói rằng Nga đang gieo rắc sự hoảng sợ cho người Ukraine và người nước ngoài nhằm gây bất ổn cho Ukraine.

Gần đây nhất, ông Biden đã tổ chức một cuộc gọi video kéo dài 80 phút với một số nhà lãnh đạo Châu Âu về động thái của quân đội Nga, các kế hoạch phản ứng của Mỹ, Châu Âu nếu cuộc xâm lược của Nga diễn ra.

“Tôi đã có một cuộc họp rất, rất, rất tốt - sự nhất trí hoàn toàn với tất cả các nhà lãnh đạo Châu Âu,” Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, nhưng tổng thống Mỹ từ chối tiết lộ chi tiết cuộc hội đàm trực tuyến này (theo tin từ AP News).

Nhà Trắng cho biết các nhà lãnh đạo nhấn mạnh mong muốn của họ về một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây cũng thảo luận về các nỗ lực nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Nga, "bao gồm việc chuẩn bị để gây ra những hậu quả lớn và chi phí kinh tế nghiêm trọng đối với Nga vì những hành động như vậy cũng như tăng cường an ninh sườn phía đông của liên minh NATO”.

Việc ra lệnh chỉ một số lượng khiêm tốn lính Mỹ sẵn sàng triển khai tiềm năng tới Châu Âu dường như chỉ thể hiện quyết tâm về mặt tinh thần của Mỹ trong việc hỗ trợ các đồng minh NATO; đặc biệt là các đồng minh NATO ở Đông Âu.

Thanh Đoàn - NTD Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét