Sợ Phạm Lang phát hiện, Thị Nhi bèn khuyên Trọng Cao trốn bên trong đống rơm, ai ngờ Phạm Lang đốt lửa đống rơm thiêu cháy Trọng Cao...
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân nhưng mỗi người giữ một việc:
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Sự tích Táo Quân ở Trung Nguyên
Còn ở Trung Nguyên xưa, Truyền thuyết phổ biến nhất trong dân gian là chuyện Trương Táo Vương phát tích từ vùng Sơn Đông như sau:
Xưa kia, một gia đình họ Trương có hai vợ chồng già sống cùng con trai tên là Trương Lang và con dâu tên là Quách Đinh Hương. Trương Lang không thích làm ruộng, bỏ ra ngoài đi buôn. Đinh Hương ở nhà một mình trồng cấy, gánh vác công việc nhà chồng và chăm sóc cha mẹ chồng. Cuộc sống của nàng vô cùng vất vả.
Sau 5 năm biền biệt bặt vô âm tín, vừa về đến nhà Trương Lang đã đuổi Đinh Hương và lấy Lý Hải Đường về làm vợ. Đinh Hương không nơi nương tựa được một bà lão đưa về nuôi, về sau trở thành con dâu của bà và có cuộc sống viên mãn. Một năm nọ, gia đình Trương Lang gặp phải đám cháy lớn, tài sản bị thiêu rụi, người vợ sau cũng bị thiêu chết. Trương Lang bị thiêu mù đôi mắt, không còn cách nào đành lưu lạc xin ăn ngoài đường.
Một hôm, Trương Lang đến nhà Đinh Hương xin ăn. Nàng không chỉ mang cơm ngon canh ngọt ra mời, mà còn tặng thêm vàng bạc cho chồng cũ. Về sau, Trương Lang biết được người phụ nữ hảo tâm chính là vợ cũ của mình, trong lòng hối hận, xấu hổ vô cùng, bèn đâm đầu vào bếp lửa và bị chết cháy trong đó. Vì Trương Lang có tiền duyên với Ngọc Hoàng Thượng đế, nên sau khi chết được Ngọc Hoàng phong cho làm Táo Vương.
Trương Lang biết được người phụ nữ hảo tâm chính là vợ cũ của mình, trong lòng hối hận, xấu hổ vô cùng, bèn đâm đầu vào bếp lửa và bị chết cháy trong đó.
Tích Táo Quân từ các tài liệu sử sách
Theo tài liệu, sử sách ghi chép, nghi thức triều Chu, lễ cúng "lạp tế" vào cuối năm là phải cúng tế "tiên tổ ngũ tự", mà Táo Thần chính là 1 trong "ngũ tự" đó.
Trong Lễ ký, "ngũ tự" gồm cúng tế 5 vị Thần là Môn (cổng, cửa), Hộ (cửa 1 cánh), Trung Lựu (phòng giữa), Táo (bếp) và Hành (đường đi).
Sách Hậu Hán thư có viết: "Ban đầu, họ Âm truyền đời tế tự Quản Trọng, gọi là Tướng Quân. Thời Tuyên Đế, Âm Tử Phương là người chí hiếu, có lòng nhân và cảm ân, vào ngày Lạp (mồng 8 tháng Chạp) nấu bếp lúc sáng sớm, Táo Thần hiện hình, Tử Phương bái thọ khánh. Nhà có dê vàng, bèn dùng để tế. Từ đó trở đi, nhanh chóng trở thành đại phú, ruộng có hơn 700 mẫu, xe ngựa nô bộc sánh với quốc quân. Tử Phương thường nói rằng: 'Con cháu ta ắt sẽ lớn mạnh'. Đến 3 đời thì phồn vinh thịnh vượng, do đó sau này thường cúng tế Táo Thần vào ngày Lạp, và dùng dê vàng cúng tế".
Các sách Phong thổ chí ghi chép phong tục thờ cúng Táo Thần đời Đường và Tống rất giống nhau, đồng thời đại bộ phận phong tục lễ nghi đó được lưu truyền đến ngày nay. Thời đó cúng tế Táo Thần gồm: tụng kinh, cúng tế rượu trái cây, và ngựa "Táo mã" để tiễn đưa Táo Thần, còn cả thắp đèn "Táo đăng". Người triều Đường theo phong tục cổ thì vào đêm cuối năm là làm thủ tục cúng tế đưa tiễn Táo Thần. Phong tục thời Tống là "Ngày 24 giao niên", tức là ngày 24 tháng Chạp là ngày giao niên giữa năm mới và năm cũ, dân gian thờ cúng tiễn đưa Táo Thần vào ngày này.
Cúng tế ông Táo thế nào để có phúc báo
Lễ vật cúng ông Táo của Việt Nam gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét