Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Trường Thi Chôn Nhau Cắt Rốn Đoạn 114

 



Trường Thi Chôn Nhau Cắt Rốn Đoạn 113

 



Chức Mừng Tháng 6-2022

 



Tự Phụ Và Tự Ti

 

Ảnh: Freepik.

TỰ PHỤ VÀ TỰ TI 
Mai Vũ

Tự ti không phải là khiêm tốn, ngược lại nó lại có quan hệ mật thiết với tính tự phụ.

Thật khó để nói trong hai anh em ‘tự ti’ và ‘tự phụ’ kẻ nào trước kẻ nào sau, gọi chúng là anh em sinh đôi là thích hợp hơn cả.

Người có tính tự phụ là người làm việc không thực tế, tự cho mình là đúng, luôn muốn áp đảo người khác và thể hiện mình ở mọi nơi. Loại người này trông có vẻ kiêu căng ngạo mạn nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch, vô cùng yếu đuối, một khi gặp phải sóng gió thì càng không dễ tự vực lên, cam lòng chịu thiệt. Khi lòng tự tôn mạnh mẽ không được thỏa mãn, người ta dễ chuyển sang một cực đoan khác – tự ti.

So với những người đại trí nhược ngu (1) khiêm tốn không thích phô trương, người tự ti hễ có được một chút thành tích thì nôn nóng muốn để người khác biết, thích khoe khoang thực lực bản thân, muốn thỏa mãn chút lòng tự tôn của bản thân, khi này thì kẻ tự ti nhanh chóng biến thành kẻ tự phụ.

Bởi vì những người tự ti quá chú ý đến bản thân và quá quan tâm đến đánh giá của người khác về mình, thế nên họ dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài và dễ đưa ra những quyết định thiếu lý trí hoặc cực đoan. Người tự ti thường không chấp nhận được sự thất bại, và một khi gặp khó khăn, họ sẽ bị hãm vào cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Càng tự ti thì họ càng bị mất lòng tin, mà càng mất lòng tin thì họ càng cảm thấy mình kém cỏi; và một khi cảm giác bản thân kém cỏi càng mạnh mẽ, thì sự tự ti càng quấn lấy họ không buông. Lúc này, thế giới mà họ nhìn thấy ngày càng nhỏ hơn, nhỏ đến mức chỉ còn mỗi mình họ, cuối cùng thì chỉ có thể chọn cách sống nhàn hạ qua ngày một cách tiêu cực. Suy cho cùng, tự ti cũng là do việc chú ý đến bản thân quá mức mà thành.

Lẽ nào con người không cần chú ý đến bản thân mình hay sao? Cần, nhưng phàm việc gì cũng không nên thái quá. Tôi nhớ có một bà mẹ lúc sắp đi dự tiệc, bà tự chọn quần áo ở nhà và hỏi con trai mình bộ nào trông đẹp hơn, ban đầu cậu con trai còn từ tốn trả lời, sau một lúc thì không chịu được nữa bèn nói một câu: “Mẹ, nói thật nhé, mẹ mặc bộ nào cũng như nhau thôi, không có ai để ý mẹ đâu”.

Sự thật là như vậy, mọi người hãy thử nghĩ xem, có ai trên đời này lại đặc biệt chú ý đến người khác mặc gì? Trừ khi những gì bạn làm ảnh hưởng đến người khác, hoặc là làm điều thiện hoặc là làm điều ác, hoặc được cảm thông hoặc làm tổn thương họ, ngoài ra thì còn điều gì khác thực sự có thể khiến mọi người quan tâm đến bạn?

Dẫu là tự phụ hay tự ti thì chúng đều có hại cho khí chất của một người, nếu muốn thay đổi mình thì bạn trước hết hãy buông “bản thân” xuống, quan tâm đến những người xung quanh một chút. Khi bạn thật sự biết nghĩ cho người khác, bạn sẽ được người khác tôn trọng và yêu thương từ tận đáy lòng. Đến lúc ấy bạn sẽ không còn quan tâm đến những gì người khác nói về bạn nữa, bởi bạn đã thoát khỏi cái vòng cá nhân nhỏ bé, bạn đã có thể lý trí rồi, có thể chiểu theo nguyên tắc của mình mà làm các việc rồi.

(1) Đại trí nhược ngu: Người tài trí giả như ngu dốt

Theo Mai Vũ, Chánh Kiến Net

DKN biên tập

7 Câu Cha Mẹ Không Nên Nói Nếu Muốn Con Khôn Lớn Trưởng Thành

 

Lời nói có sức ảnh hưởng to lớn đến tư duy, cảm xúc của trẻ. (Ảnh pexels)

7 CÂU CHA MẸ KHÔNG NÊN NÓI NẾU MUỐN CON KHÔN LỚN TRƯỞNG THÀNH 
Tố Như

Đôi khi, những lời nói tưởng vô hại của cha mẹ lại để lại những ấn tượng không tốt với trẻ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ ngày càng xa cách, thậm chí làm trẻ tổn thương, thiếu tự tin vào bản thân.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nghe thấy những câu nói gây tổn thương từ ông bà, cha mẹ với trẻ. Người lớn cho đó là điều bình thường, mà không biết rằng môi trường tạo nên cá thể. Những hành động, việc làm của cha mẹ, các thành viên trong gia đình và môi trường sống xung quanh sẽ tác động đến nhân sinh quan, hình thành tính cách của trẻ. Đặc biệt, lời nói có sức ảnh hưởng to lớn đến tư duy, cảm xúc của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý tránh 7 câu nói dưới đây khi giao tiếp, nuôi dạy con trẻ.

1. Chúng ta không có đủ tiền để mua thứ đó

Nếu có thứ gì đó bạn hoặc con bạn muốn mua, nhưng lại nằm ngoài khả năng tài chính của bạn, thì đừng vội vàng nói với con rằng bạn không có tiền để mua nó. Nghe vậy trẻ sẽ mặc định trong đầu rằng, bạn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của trẻ, dễ khiến trẻ sẽ mất đi niềm yêu thích về mọi thứ, tự ti về bản thân, gia đình.

Thay vào đó, bạn có thể nói với con rằng: “Chúng ta sẽ mua thứ đó nếu thật sự cần thiết cho con”; “Chúng ta sẽ mua nó sau khi mẹ được tăng lương”; hay yêu cầu con hoàn thành một việc nào đó để được tặng món quà xứng đáng…

Hoặc con bạn rất muốn đến công viên Disney, hãy nói: “Chúng ta chưa thể mua vé vì nó không nằm trong kế hoạch của chúng ta năm nay”; “Con có thể tiết kiệm tiền để đi nếu con muốn”. Sau đó, có thể chuẩn bị cho con bạn một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm, để chúng có thể tự tiết kiệm cho chuyến đi này.

Khi bạn giúp con mình tạo lập những thói quen tài chính thông minh, chúng sẽ hiểu rằng, nếu muốn thứ gì đó mà chúng chưa mua được, thì cần điều chỉnh các thứ tự ưu tiên và cách thức để có điều mình muốn, không đòi hỏi một cách vô lý.

2. Con nên lắng nghe người lớn

Câu nói này rất ‘nguy hiểm’, vì trẻ sẽ tin tưởng rằng, tất cả người lớn, kể cả người lạ đều đúng, mà không ngờ tới những điều xấu có thể xảy ra với chúng.

Nghe điều này, có thể đứa trẻ sẽ nghĩ tất cả người lớn đều thông minh và giỏi giang. Mình phải làm theo những gì người lớn nói. Mẹ dặn rồi người lớn nói là phải nghe. 

Câu cha mẹ nên dùng là: “Con cần lắng nghe cha mẹ”, điều này giúp trẻ có sự cảnh giác khi gặp người lạ, gặp sự việc sẽ nghĩ đến lời cha mẹ dạy.

3. Đừng lo, có cha/ mẹ đây rồi

Nghe câu này, trẻ có thể nghĩ cha mẹ sẽ giải quyết thay mọi việc, làm gì cũng không nghĩ đến hậu quả, chúng sẽ có xu hướng cư xử liều lĩnh, vô trách trách nhiệm với việc mình đã làm.

Càng lớn, trẻ càng muốn được thoải mái tự do. Cha mẹ không thể bao bọc, luôn bên cạnh con mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, cha mẹ nên để trẻ được phép mắc sai lầm, chịu trách nhiệm với những việc mình làm. 

Hãy để trẻ có cơ hội được khám phá thế giới xung quanh, học cách đứng dậy sau vấp ngã. Đặc biệt ở tuổi mới lớn, trẻ sẽ tò mò về thế giới, nếu càng cấm đoán, con sẽ càng tìm cách vượt qua những cấm cản đó. 

Vai trò của cha mẹ là định hướng, phân tích đúng sai, đưa cách giải quyết hợp lý thay vì trấn an mọi việc đã có cha mẹ lo.

Cha mẹ nên để trẻ được phép mắc sai lầm, chịu trách nhiệm với những việc mình làm. (Ảnh pexels)

4. Đừng khóc nữa

Khóc là một phản xạ tự nhiên thể hiện cảm xúc, tình cảm của con người, khi vui buồn, đau khổ. Khi trẻ khóc để giải tỏa cảm xúc, nghe cha mẹ nói câu này, đứa trẻ có thể sẽ nghĩ hiểu rằng, thật tệ khi thể hiện cảm xúc ra bên ngoài, bị mắng chỉ vì khóc. 

Những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén sẽ bộc lộ ra thành sự hung hăng, trẻ vì thế lớn lên trong im lặng, ít thể hiện cảm xúc và ác cảm với nước mắt khi nhìn người khác khóc. 

Thay vào đó cha mẹ có thể nói: “Hãy cho mẹ biết điều gì làm con buồn phiền”; “Tại sao con lại khóc?”, “Con bị đau ở đâu?”

Điều này sẽ tạo một cuộc trò chuyện an toàn giúp trẻ xác định được cảm xúc của bản thân và thầm hiểu cách điều chỉnh, giải tỏa cảm xúc khi gặp sự việc không như ý, biết cảm thông với người khác.

5. Con là đứa vô tích sự

Câu này có lẽ cha mẹ không bao giờ nên nói với con. Trẻ đang trong độ tuổi phát triển, khám phá cuộc sống xung quanh có thể làm nhiều việc không theo ý của cha mẹ, hoặc chúng thường xuyên làm hỏng đồ vật, việc vặt trong nhà. Nhưng cha mẹ đừng vội vàng đuổi con ra và dùng những lời lẽ mang tính phán xét, miệt thị.

Bởi trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, dần dần tự ti, mặc cảm vào bản thân và cho rằng mình là người kém cỏi. Câu nói này cũng khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Chúng không muốn chia sẻ, càng không muốn cố gắng để thay đổi vì “đằng nào trong mắt cha, mẹ, mình cũng không làm gì nên hồn”.

6. Cấm được cãi

Nhiều phụ huynh cho rằng con không được phép cãi cha mẹ dù ở hoàn cảnh nào. Về đạo lý thì đúng như vậy nhưng con cái được nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với cha mẹ. 

Các chuyên gia nhận định khi cha mẹ nói câu này khiến trẻ thêm ức chế, bực bội vì không được tôn trọng, lắng nghe. Trẻ sẽ thấy cha mẹ luôn vô lý, cảm thấy bất bình trong tâm mỗi khi cha mẹ có việc gì nói đến trẻ sẽ phản kháng lại bằng thái độ gay gắt, không nghe lời.

Thay vì dùng những lời lẽ bực bội, buộc tội, chúng ta nên dành thời gian lắng nghe vấn đề con đang gặp phải, cho trẻ cơ hội phản biện và phân tích đúng sai. Nếu bạn luôn độc đoán, con sẽ không còn tin tưởng nữa.

Chúng ta nên dành thời gian lắng nghe vấn đề con đang gặp phải, (Ảnh pexels)

7. Suốt ngày dán mắt vào cái điện thoại

Câu nói này ngày càng phổ biến và đã trở thành câu cửa miệng của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ sử dụng, nghiện smartphone trong thời 4.0. Việc trẻ dùng điện thoại quá nhiều là do cha mẹ xao nhãng và không can thiệp sớm. Trách con nghiện thiết bị điện tử, nhưng chính phụ huynh cũng thường xuyên bỏ mặc con với máy tính bảng, điện thoại, vùi đầu vào công việc, cho con ăn-học-chơi cùng điện thoại từ bé đến lớn.

Vì vậy, cha mẹ không nên nói suông, đổ lỗi toàn bộ cho trẻ, hãy thay đổi lại bản thân và cách giáo dục con hiện tại của mình. Cha mẹ có thể hướng con đến những trò chơi dân gian, đọc sách, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, chơi logo… để kéo trẻ ra khỏi màn hình máy ảnh, điện thoại.

Tố Như - NTD Việt Nam 
(T/h)


Phân Ưu Cụ Ông Đặng Thiệu

 





Thổ Nhĩ Kỳ Và Israel Tái Thiết Quan Hệ Sau Nhiều Năm Đóng Băng Nhờ Hiệp Định Abraham Thời Ông TRump

 

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (L) phát biểu khai mạc trước cuộc gặp với các doanh nhân Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, tại thành phố ven biển Tel Aviv, vào ngày 25/5/2022. (JACK GUEZ / AFP via Getty Images)

THỔ NHĨ KỲ VÀ ISRAEL TÁI THIẾT QUAN HẸ SAU NHIỀU NĂM ĐÓNG BĂNG NHỜ HIỆP ĐỊNH ABRAHAM THỜI ÔNG TRUMP
Thanh Đoàn 

Sau 15 năm, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ kỳ đầu tiên đã đi thăm chính thức Israel. Chuyến đi là dấu hiệu cho thấy nỗ lực tái lập mối quan hệ thân thiết giữa hai nước sau nhiều năm lạnh giá kể từ năm 2010.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu đã đến thăm Israel vào tuần trước, trở thành ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên làm như vậy trong vòng 15 năm.

Các chuyên gia cho rằng động thái này là do Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn sửa chữa mối quan hệ rạn nứt với các quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực và định vị mình như một trung tâm trung chuyển năng lượng giữa Trung Đông và Châu Âu.

Nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, ông Oytun Orhan nói với The Epoch Times: “Chuyến thăm của ông Cavusoglu tới Israel cũng đồng thời với nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc cải thiện quan hệ với Ai Cập, Saudi Arabia và UAE ở Đông Địa Trung Hải đến Châu Âu”.

'Chương mới' trong mối quan hệ

Sau cuộc gặp ngày 25/5 tại Jerusalem, ông Cavusoglu và Ngoại trưởng Israel ông Yair Lapid tỏ ra lạc quan về triển vọng hòa giải.

Trong cuộc gặp, hai ngoại trưởng được cho là đã thảo luận về việc nối lại quan hệ ngoại giao toàn diện, cùng với các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế.

Mối quan hệ giữa hai nước chạm đáy vào năm 2010, khi lực lượng Israel tổ chức một cuộc tấn công chết người nhằm vào một đội quân viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài khơi Dải Gaza. Nỗ lực hàn gắn quan hệ đã kết thúc vào năm 2018, khi Thổ Nhĩ Kỳ rút đại sứ khỏi Israel - và Israel đã đáp trả bằng hành động tương tự. Vụ việc diễn ra tại thời điểm bùng phát bạo lực giữa Israel và Palestine dọc theo biên giới Dải Gaza.

Nhưng vào tháng 3 năm nay, chuyến thăm Ankara của Tổng thống Israel Isaac Herzog, trong đó ông gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã làm dấy lên suy đoán rằng hai quốc gia đang muốn tái thiết lại mối quan hệ.

Theo ông Orhan, một chuyên gia về khu vực Levant tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông của Ankara, hai nước hiện đang “tập trung vào các vấn đề ngoại giao và kinh tế với hy vọng giải quyết những khác biệt chính trị lâu dài của họ”.

Hiệp định Abraham 2020 thay đổi cục điện Trung Đông: Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đứng ngoài

Nhiều chuyên gia tin rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ nghiêng về Jerusalem nên được nhìn nhận trong bối cảnh rộng lớn hơn là những nỗ lực không ngừng của Ankara nhằm cải thiện mối quan hệ với Ai Cập, Saudi Arabia và UAE. Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với ba quốc gia Ả Rập trở nên căng thẳng kể từ sự kiện "Mùa xuân Ả Rập" năm 2011. Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các cuộc nổi dậy; bao gồm cả một cuộc cách mạng ở Ai Cập và các cuộc nổi dậy khác trên khắp Trung Đông và Bắc Phi.

Tiến sĩ Remzi Cetin, một học giả Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các vấn đề của Israel, nói với The Epoch Times: “Các nỗ lực bình thường hóa của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ áp dụng cho Israel; họ thực sự bắt đầu với các quốc gia vùng Vịnh”. Tiến sỹ Cetin tin rằng Hiệp định Abraham năm 2020 đã mở ra một “mô hình khu vực mới”, một mô hình mà Thổ Nhĩ Kỳ “không muốn bị loại bỏ”.

Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Mỹ Trump, Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Al Zayani và Bộ trưởng Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Nahyan đã ký "Thỏa thuận Abraham" tại Nhà Trắng. (Nguồn ảnh: Alex Wong / Getty Images)

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, thoả thuận mang tính bước ngoặt lịch sử này đã giúp bình thường hoá quan hệ giữa Israel và UAE. Đây là lần bình thường hoá quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa Nhà nước Do Thái một quốc gia Ả Rập kể từ thoả thuận hoà bình năm 1949 giữa Israel và Jordan.

Vào tháng 2/2022, tổng thống Erdogan đã đến thăm UAE lần đâu sau gần một thập kỷ. Hai tháng sau, ông thực hiện chuyến đi tương tự tới Saudi Arabia. Tiến sỹ Cetin nói: "Hòa giải với Israel là một phần của quá trình này".

Theo các chuyên gia, một lý do khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết quan hệ ngoại giao với Israel là liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt EastMed.

Ankara muốn được tham gia vào một tuyến đường ống thay thế cho phép trữ lượng khí đốt khổng lồ từ Trung Đông được đưa đến châu Âu thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. “Nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn dời dự án EastMed, trước tiên nước này phải bình thường hóa quan hệ với Israel”, ông Orhan nói.

Theo nhà phân tích, dự án EastMed đã không được đưa ra trong các cuộc thảo luận gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu với các quan chức Israel. “Trọng tâm chính của họ bây giờ là quan hệ ngoại giao", ông nói. “Một khi họ thiết lập được bầu không khí tích cực, họ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn hơn như khí đốt tự nhiên và câu hỏi về Palestine”.

Quan điểm về Hamas của Palestine là chướng ngại lớn nhất

Ngay trước chuyến công du Jerusalem, Cavusoglu đã đến thăm Bờ Tây do Israel chiếm đóng, nơi ông gặp gỡ các quan chức Palestine. Phát biểu với báo giới tại Ramallah, ông khẳng định rằng sự ủng hộ lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nguyện vọng dân tộc của người Palestine là “hoàn toàn độc lập” trong quan hệ của Ankara với Israel.

Orhan lặp lại tình cảm này, nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn “cam kết kiên quyết” với chính nghĩa của người Palestine và cuối cùng là một giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột âm ỉ kéo dài.

Các cuộc đàm phán hòa bình do Mỹ bảo trợ giữa Israel và Chính quyền Palestine có trụ sở tại Ramallah đã sụp đổ vào năm 2014. Cũng trong năm đó, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công kéo dài 6 tuần vào Dải Gaza. Kết quả là hơn 2.000 người Palestine và nhiều người Israel đã thiệt mạng.

Một trở ngại tiềm tàng đối với hòa giải Thổ Nhĩ Kỳ-Israel là mối quan hệ thân thiết của Ankara với Hamas, tổ chức quản lý Dải Gaza từ năm 2006. Israel coi Hamas là một tổ chức khủng bố, trong khi Ankara coi đây là một phong trào giải phóng hợp pháp.

Orhan giải thích: “Israel muốn Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế quan hệ với Hamas như một điều kiện tiên quyết để hòa giải, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiên quyết nào".

“Ngoài ra” ông nói thêm, “hiện nay không có bên nào dường như đang quan tâm đến vấn đề này”.

Theo Orhan, mối đe dọa lớn nhất đối với việc tái thiết ở thời điểm nhạy cảm hiện tại sẽ là một cuộc tấn công lớn của Israel vào Dải Gaza. Nếu điều đó xảy ra, toàn bộ nỗ lực tái thiết quan hệ sẽ đổ bể.

Thanh Đoàn - NTD Việt Nam 

(Theo The Epoch Times)


EU Đã Đạt Được Thỏa Thuận Về Cấm Nhập Khẩu Dầu Từ Nga Trước Sự Chỉ Trích Của Zelensky

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo vào ngày 23/4/2022 tại Kyiv, Ukraine. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

EU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN VỀ CẤM NHẬP KHẨU DẦU TỪ NGA TRƯỚC SỰ CHỈ TRÍCH CỦA ZELENSKY
Thanh Đoàn 

Theo tin từ Reuters, ngày 30/5/2022, các nhà lãnh đạo Liên Minh Châu Âu cho biết họ đã đồng ý cắt giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay, giải quyết bế tắc về lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của EU đối với Moscow kể từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga diễn ra vào 3 tháng trước.

Cộng đồng chung Châu Âu tìm kiếm các giải pháp đột phá để đảm bảo lệnh trừng phạt cứng rắn nhất với Nga có thể diễn ra. Một thoả thuận đã được hình thành trong cộng đồng chung Châu Âu. Các nhà ngoại giao cho biết thoả thuận này sẽ dọn các trở ngại trong lệnh trừng phạt thứ 6 của EU với Nga, đảm bảo lệnh trừng phạt cứng rắn nhất này có hiệu lực, bao gồm cả việc cắt giảm ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.

Thoả thuận cấm xuất khẩu dầu của Nga sang EU đã đạt được sau 27 ngày tại Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo của khối, theo thông tin từ Chủ tịch hội đồng Châu Âu Charles Michel. Theo đó, thoả thuận cho phép EU lập tức dừng nhập 2/3 lượng dầu từ Nga, cắt giảm nguồn tài chính khổng lồ rót vào Nga để thực hiện cuộc xâm lược Ukraine. "Gây áp lực tối đa lên Nga để chấm dứt chiến tranh", ông Michel cho biết (theo Reuters).

Một thách thức lớn nhất đối với lệnh cấm vận nhập khẩu dầu, khí đốt từ Nga là tình trạng phụ thuộc quá mức vào năng lượng Nga ở Hungary, một quốc gia giáp biển, nơi 90% năng lượng nước này đến từ Nga trong khi các nguồn lực thay thế là không sẵn sàng. Hungary là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu dầu tư Nga. Nước này cho biết họ phải mất tới 4 năm kèm với khoản đầu tư khổng lồ để thay thế nguồn năng lượng từ Nga. Bởi vậy, Hungary trở thành trường hợp duy nhất được miễn trừ trong lệnh trừng phạt này; tức là quốc gia này vẫn được nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Trước đó, tổng thống Ukeraine là Volodymyr Zelenskiy đã chỉ trích các nhà lãnh đạo EU trong một video vì không đủ cứng rắn trong việc trừng phạt Moscow.

EU đã tung ra 5 vòng trừng phạt kinh tế - tài chính nhắm vào Nga kể từ khi nước này mang quân đội tràn vào xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, khác với các nền kinh tế khác, EU rộng lớn, phức tạp và phụ thuộc năng lượng, nguyên liệu, ngũ cốc từ Nga khá lớn. Các biện pháp trừng phạt không dễ gì nhận được thống nhất từ các thành viên trong khối cũng như không dễ dàng triển khai mà không tính tới các hậu quả về giá cả năng lượng, lương thực của khối.

Các tranh cãi trong lệnh cấm nhập khẩu dầu ở EU đã cho thấy khối này đang phụ thuộc rất lớn vào năng lượng từ Nga.

Sau Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài tới 27 ngày, các lãnh đạo EU cho biết họ đã đi đến một thoả thuận chính trị về lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, chi tiết sẽ được thông báo sau.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trước khi thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu được công bố, tổng thống Zelenskiy tố cáo sự thiếu kiên quyết của EU.

"Tại sao các vị lại phụ thuộc vào Nga, vào áp lực của họ mà không phải ngược lại? Nga phải phụ thuộc vào các vị. Tại sao Nga vẫn có thể kiếm được gần một tỷ EUR mỗi ngày bằng cách bán năng lượng [cho các vị]?", ông Zelenskiy nói.

Ông nói: “Tại sao các ngân hàng khủng bố vẫn làm việc với châu Âu và hệ thống tài chính toàn cầu?"

Thanh Đoàn - NTD Việt Nam 
(Theo Reuters)


Mỹ Sẽ Không Cung Cấp Tên Lửa Tầm Xa Cho Ukraine

 

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Oval Office tại Nhà Trắng hôm 01/09/2021. (Ảnh Getty Images)

MỸ SẼ KHÔNG CUNG CẤP TÊN LỬA TẦM XA CHO UKRAINE 
Thanh Đoàn 

Hôm 30/5, Tổng thống Joe Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ không gửi các hệ thống tên lửa tầm xa tới Ukraine, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán và báo cáo rằng chính quyền đã cho phép thực hiện động thái này.

Trong cuộc họp báo ngày 30/5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời báo chí rằng: "Tôi sẽ không gửi bất cứ thứ gì có thể bắn vào Nga". Câu trả lời đưa ra chấm dứt các đồn đoán rằng Mỹ sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho cuộc chiến uỷ nhiệm tại Ukraine.

Tuần trước, một số hãng truyền thông đưa tin rằng Nhà Trắng đang chuẩn bị gửi tới Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa, tiên tiến mà trong vài ngày gần đây các quan chức ở Kyiv đã yêu cầu. Theo thông tin từ truyền thông, Nhà Trắng sẽ gửi Hệ thống tên lửa đa nòng (MLRS) hoặc Hệ thống tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) cho quân đội Ukraine.

Những vũ khí đó sẽ thể hiện sự cải tiến rõ rệt so với vũ khí mà lực lượng Ukraine hiện có. MLRS có thể bắn tên lửa vào các mục tiêu cách xa hàng trăm dặm, có nghĩa là Kyiv có khả năng tấn công các mục tiêu hoặc cơ sở hạ tầng bên trong nước Nga; điều này sẽ dẫn đến sự leo thang trong cuộc xung đột vốn đã kéo dài tới gần 100 ngày qua.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc ông John Kirby cho biết: "Chắc chắn chúng tôi lưu tâm và nhận thức được những yêu cầu riêng tư và công khai của người Ukraine về việc có được một hệ thống tên lửa đa nòng. Nhưng tôi sẽ không làm gì khi chưa có quyết định về việc này", ông Kirby nói với các phóng viên tuần trước.

Đầu tháng này, Quốc hội đã thông qua gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD, bao gồm cả vũ khí, cho Ukraine. Quyết định được trở thành luật sau khi được Tổng thống Joe Bien ký, thu hút sự chỉ trích của một số ít đảng viên Đảng Cộng hoà.

Trên lãnh thổ Ukraine, quân đội Nga đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông thành phố Sievierodonetsk, theo thống đốc địa phương này, người mô tả cuộc giao tranh ác liệt vào ngày 30/5 đã biến thành phố thành một đống đổ nát. Thành phố hiện đã trở thành tâm điểm trong cuộc tấn công của Moscow.

Đồng thời, Liên minh Châu Âu đã tìm cách khiến Moscow phải trả giá đắt vì xâm lược Ukraine thông qua trừng phạt nặng hơn: cấm nhập khẩu dầu, khí từ Nga. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU tới dự hội nghị thượng đỉnh thừa nhận rằng họ khó có thể thông qua một vòng trừng phạt mới do một số thành viên không đồng ý với lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trong khi các cuộc pháo kích liên tục Sievierodonetsk đổ nát, quân đội Ukraine từ chối chối rút quân đã làm chậm lại bước tấn công và mở rộng phạm vi tấn công của Nga trên khắp khu vực Donbas.

Thống đốc vùng Luhansk Serhiy Gaidai cho biết quân đội Nga đã tiến vào khu vực rìa đông nam và đông bắc của thành phố.

Người Nga "sử dụng các chiến thuật giống nhau lặp đi lặp lại. Họ bắn pháo trong vài giờ — trong ba, bốn, năm giờ liên tiếp — và sau đó tấn công”, ông nói. "Họ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi họ đột phá vào một nơi nào đó”.

Thanh Đoàn - NTD Việt Nam 

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Các Chính Trị Gia Của WHO Đang Khiến Thế Giới Gặp Rủi Ro: Cần Phải Cải Cách Khẩn Cấp

 

Cờ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở chính ở Geneva hôm 05/03/2021. (Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)

CÁC CHÍNH TRỊ GIA CỦA WHO ĐANG KHIẾN THẾ GIỚI GẶP RỦI RO: CẦN PHẢI CẢI CÁCH KHẨN CẤP
Huyền Anh 

Rõ ràng là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không còn là một tổ chức đáng tin cậy, có khả năng bảo vệ loài người bằng các biện pháp can thiệp phòng ngừa kịp thời. Thái độ quan liêu của WHO đã khiến cơ quan này rơi vào tình trạng đáng tiếc, do sự lãnh đạo có động cơ chính trị.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, một nhà sinh vật học và chính trị gia đến từ Ethiopia đã trở thành tổng giám đốc của WHO sau một chiến dịch ráo riết. Ông được cho là đã che đậy đợt bùng phát dịch tả thời còn giữ chức Bộ trưởng Y tế Ethiopia.

Các ứng cử viên đã định cư đến các quốc gia thành viên có ảnh hưởng để vận động hành động ủng hộ họ. Với việc cựu Tổng thống Donald Trump khi đó hoàn toàn không đồng ý với WHO, sự quan tâm của Trung Quốc đối với hoạt động của WHO đã lên đến đỉnh điểm. Và, với sự hậu thuẫn đắc lực của Trung Quốc, ông Ghebreyesus đã thắng cử. Mặc dù cuộc bầu cử của ông có vẻ chỉ giống như một thực tế trong các vấn đề thế giới, nhưng tác động thực sự của nó đã được toàn nhân loại cảm nhận vào năm 2020.

Ngay từ tháng 11/2019, mạng lưới tình báo của hầu hết các quốc gia lớn đã biết rằng, ở Trung Quốc đại lục có 'điều gì đó không ổn'. Trong vòng vài tuần, các quốc gia phát triển đã theo dõi quá trình kiểm duyệt của hashtag #WuhanReportedMysteriousPneumonia. Tuy nhiên, chỉ sau cuộc họp kín tại Trung Quốc giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Ghebreyesus vào tháng 1/2020, WHO mới công bố COVID-19 là một đại dịch được quốc tế quan tâm. Nhóm các nhà khoa học của WHO chỉ được "cho phép" ở Trung Quốc sau đó, trì hoãn việc chuyển giao thông tin quan trọng có thể có ích khi các quốc gia chuẩn bị cho đại dịch. Thật không may, sự chậm trễ của WHO trong việc cảnh báo thế giới thời điểm này đã quá muộn.

Một tháng sau khi dịch bùng phát, WHO cuối cùng công bố báo cáo về những phát hiện thực tế từ Trung Quốc, quốc gia châu Á này đã được ca ngợi vì phản ứng ủng hộ việc ngăn chặn đại dịch. Như chúng ta thấy ngày nay, Thượng Hải và một số thị trấn và thành phố lớn khác của Trung Quốc đang quay cuồng trong tình trạng đóng cửa nghiêm ngặt, với những hạn chế về khả năng di chuyển do chiến lược "Zero COVID" của ĐCS Trung Quốc. Và chính sách này dường như không hiệu quả. Bất chấp những lời kêu cứu tuyệt vọng từ người dân, WHO chỉ công bố vào ngày 10/5 trong một tuyên bố 'nhỏ nhẹ' rằng chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc không “bền vững”.

Tuy nhiên, ngay trước khi WHO chỉ trích phản ứng COVID-19 của Trung Quốc, đây dường như là một chiến thuật nghi binh, họ đã công bố một báo cáo về nghiên cứu tính toán tỷ lệ tử vong quá mức trên toàn cầu do coronavirus. Báo cáo đưa ra con số tử vong vượt mức trên toàn cầu là 15 triệu người, 5 triệu người trong số đó là do riêng Ấn Độ (con số được báo cáo chính thức của Ấn Độ là khoảng 500.000 người).

Ngược lại, báo cáo của WHO đưa ra con số tử vong do vượt mức của Trung Quốc ở cấp độ tiêu cực, phản đối tất cả các nghiên cứu lớn khác trước đó, ước tính tỷ lệ tử vong vượt mức của Trung Quốc là khoảng 7,5 triệu. Đáng ngờ là, hai tuần trước khi báo cáo thực tế được công bố, các phát hiện của nghiên cứu gây tranh cãi đã bị rò rỉ. Nó đề cập đến các 'nội dung có chọn lọc' của báo chí trong một nỗ lực nhằm 'thêu dệt' một câu chuyện mà giới cầm quyền mong muốn.

Nghiên cứu của WHO vấp phải khó khăn với các mô hình thống kê không chính xác và dữ liệu được sử dụng không rõ ràng. Mặc dù Ấn Độ là nơi sinh sống của 1/6 dân số thế giới, WHO đã phân loại nước này là quốc gia “Cấp II”, sử dụng các mô hình thống kê tương tự cho các quốc gia như Argentina, Ai Cập và Indonesia - những quốc gia nhỏ hơn về mặt địa lý và nhân khẩu học.

Ngoài ra, cốt lõi của nghiên cứu của WHO dựa trên mô hình Karlinsky (pdf), theo đó nhà nghiên cứu Ariel Karlinsky đã sử dụng một tỉnh (Cordoba ở Argentina) để xác định toàn bộ tỷ lệ tử vong dư thừa. Ông Karlinsky đã nhanh chóng tiết lộ rằng, nguyên tắc tỷ lệ phải được thỏa mãn thì mô hình của ông mới có thể đưa ra các ước tính không thiên vị. Có nghĩa là tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID của các bang và khu vực được sử dụng cho các dự báo quốc gia phải ổn định trong suốt thời gian dự báo. Tuy nhiên, trong trường hợp mô hình Ấn Độ của WHO, nó chỉ sử dụng dữ liệu từ 17 trong số 30 bang của Ấn Độ. Xem xét quy mô khổng lồ của Ấn Độ và sự khác biệt về mật độ dân số giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tác động của đại dịch rất khác nhau trong phạm vi quốc gia này vào năm 2020 và 2021. Điều này cho thấy cốt lõi của nghiên cứu của WHO là sai sót về mặt khoa học.

Thật kỳ lạ, kể từ khi báo cáo được công bố vào ngày 5/5, WHO đã thay đổi khoảng thời gian 'không chắc chắn' của mình nhiều lần, cho thấy nỗ lực tự điều chỉnh — có lẽ do phản ứng bất lợi từ nhiều quốc gia. Riêng đối với Ấn Độ, điểm thấp của khoảng thời gian đã được điều chỉnh thành 1,4 triệu ca tử vong, trái ngược với mức tuyên bố ban đầu là 5 triệu.

Mặc dù việc WHO tự điều chỉnh là một bước đi đúng đắn, nhưng cơ quan này đang rất cần một cuộc đại tu. Sự phụ thuộc rõ ràng về mặt lợi ích với Trung Quốc biểu hiện theo cách ứng xử của WHO, khiến phần còn lại của thế giới phải trả giá. Các quốc gia thành viên cần phải thành hợp một liên minh không thiên vị để tranh luận về quá trình đại tu và vô hiệu hóa các động cơ địa chính trị.

Đất nước Ấn Độ quê hương tôi có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng. Xem xét vị trí địa chính trị trung lập (nhưng mạnh mẽ), sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng về nhân khẩu học, Ấn Độ có thể dẫn dắt WHO đi đến một cuộc cải cách vô cùng cấp thiết.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Priyam Gandhi-Mody là một tác giả và chiến lược gia chính trị. Trong cuốn sách sắp xuất bản của mình, có tựa đề “Một quốc gia cần bảo vệ - A Nation to Protect", cô ấy phân tích phản ứng của Ấn Độ đối với đại dịch COVID-19. Bạn có thể theo dõi tại đây trên Twitter @PriyamGM.

Huyền Anh - NTD Việt Nam