BPSOS, ngày 28 tháng 5, 2022
Sau khi phổ biến bài viết “Cơ hội lên tiếng cho thương phế binh VNCH” ngày 14 tháng 5, chúng tôi nhận được câu hỏi từ một số cá nhân và hội đoàn về thể thức nộp bản góp ý với Uỷ Ban LHQ về Quyền của Người Khiếm Dụng (CRPD). Dưới đây là các thông tin hướng dẫn chung cho mọi người, mọi hội đoàn có ý định nộp bản góp ý.
Thời hạn nộp bản góp ý
Giũa tháng 7 năm 2022 là hạn chót để góp ý với Uỷ Ban CRPD trong tiến trình họ lập “danh sách các vấn đề (list of issues, hoặc LOI) tại buổi họp của uỷ ban ngày 12-16 tháng 9. Danh sách này sẽ được chuyển cho nhà nước Việt Nam với yêu cầu giải trình khi Uỷ Ban CRPD thực hiện buổi rà soát Việt Nam về thực thi Công Ước về Quyền của Người Khiếm Dụng.
Cách nộp bản góp ý
Bản góp ý với Uỷ Ban CRPD cần phải nộp cho Thư Ký Đoàn của Uỷ Ban CRPD qua địa chỉ email: crpd@ohchr.org. Ai có thắc mắc về thể thức nộp đơn, có thể liên lạc với nhân viên thuộc thư ký đoàn để đặt câu hỏi: jaraya@ohchr.org.
Cũng có thể và nên đặt câu hỏi với nhân viên của tổ chức International Disability Alliance (IDA): vlee@ida-secretariat.org. Đây là tổ chức được LHQ tuyển chọn để phối hợp việc góp ý của các tổ chức xã hội dân sự.
Nội dung góp ý
Bản góp ý có thể bao hàm một hoặc nhiều điều khoản trong Công Ước LHQ về Quyền của Người Khiếm Dụng. Thông thường, bản góp ý của xã hội dân sự hoặc bổ túc hoặc phản biện (hoặc cả hai) nội dung báo cáo của nhà nước. Riêng đối với các thương phế binh VNCH, điều khoản bị vi phạm rõ ràng nhất là không được kỳ thị “trên cơ sở chủng tộc, màu da, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, bản xứ hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân, độ tuổi tác hoặc địa vị khác.”
Dưới đây là 2 bản góp ý tiêu biểu:
Bản góp ý về thực thi Công Ước CRPD bởi chính quyền Úc: https://drive.google.com/file/
Bản góp ý về thực thi Công Ước CRPD bởi chính quyền Canada: https://drive.google.com/file/
Các bản góp ý này được biên soạn khá công phu. Các bản góp ý không nhất thiết phải dài và công phu như vậy. Có những bản góp ý chỉ 3 hoặc 5 trang.
Tham khảo ý kiến
Thông thường, trước khi bắt đầu buổi họp để lập “danh sách các vấn đề”, Uỷ Ban CRPD có buổi họp tham khảo ý kiến với những tổ chức đã góp ý. Trước đây, các buổi họp này được tổ chức tại Geneva. Trong thời gian dịch COVID-19, một số buổi tham khảo đã được thực hiện trực tuyến.
Tại buổi tham khảo, Uỷ Ban CRPD sẽ đặt câu hỏi về những điểm chưa rõ, hoặc các tổ chức góp ý có thể cung cấp các thông tin cập nhật.
Hỗ trợ kỹ thuật
Tổ chức International Disability Alliance đóng vai trò hỗ trợ cho Uỷ Ban CRPD trong việc thu thập các bản góp ý, làm nhịp cầu liên lạc với các tổ chức góp ý, và phối hợp các hoạt động đối tác giữa các tổ chức này với Uỷ Ban CRPD. Trang mạng của tổ chức IDA có nhiều hướng dẫn hữu ích: https://www.
Những ai chưa có kinh nghiệm và cần sự hướng dẫn cặn kẽ về biên soạn bản báo cáo có thể liên lạc với tổ chức này qua Ông Juan Ignacio Perez Bello tại địa chỉ email: jiperezbello@ida-secretariat.
Thông tin liên quan:
Cơ hội lên tiếng cho thương phế binh VNCH
https://machsongmedia.org/
Mạch Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét