Báo cáo của nhà nước
Nhà nước Việt Nam đã nộp một bản báo cáo dài 32 trang, đăng tháng 12/2021, khẳng định không có phân biệt, kỳ thị chủng tộc ở Việt Nam.
Trước tiên họ nói, vì là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam “phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực để bảo đảm quyền con người” và nói mình “thiếu nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số.”
Báo cáo cũng nói tới những “khó khăn và thách thức” như biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, “phong tục tập quán lạc hậu” và “sự thiếu hiểu biết về luật pháp” trong cộng đồng sắc tộc thiểu số.
Nhà nước cộng sản Việt Nam khẳng định mọi người ở Việt Nam “đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt sắc tộc, giới tính, niềm tin, tôn giáo, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và địa vị xã hội.”
Trong 32 trang báo cáo, nhà nước nói mọi sắc tộc đều có đầy đủ mọi quyền như quyền chính trị, bầu cử, và ứng cử; quyền tự do đi lại và tự do cư trú; quyền rời khỏi quốc gia và trở về từ nước khác; quyền có quốc tịch; quyền kết hôn và bình đẳng trong hôn nhân; quyền thừa kế; quyền tự do niềm tin và tôn giáo; quyền tự do ngôn luận và báo chí; quyền tự do hội họp và hiệp hội; quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa; quyền được làm việc; quyền có nhà ở; quyền được làm việc; quyền có nhà ở; quyền được chăm sóc sức khỏe và có an sinh xã hội; quyền được giáo dục và đào tạo; quyền bình đẳng tham gia các hoạt động văn hóa…
Không chỉ vậy, báo cáo còn nói “Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giữa các sắc tộc, gây hận thù, phân biệt đối xử và phân chia sắc tộc, và có các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi với các sắc tộc thiểu số.”
Đáng chú ý, nhà nước nói ở Việt Nam không có khái niệm người bản địa, chỉ có “dân tộc thiểu số” và “dân tộc thiểu số rất ít người”.
Kèm báo cáo là phụ lục 15 trang về luật pháp, chính sách, và thống kê. Báo cáo của các tổ chức nhân quyền |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét