Cảm giác tích cực về lòng biết ơn đang biến mất trước nỗi ám ảnh mạnh mẽ về trí thức với cái mà các học giả Marxist gọi là “Thuyết phê phán.”
Đã có lúc lòng biết ơn được xem là điểm cốt lõi của nhân loại chúng ta. Chính khách và học giả La Mã Marcus Tullius Cicero từng nói: “Đức tính này [lòng biết ơn] không chỉ là đức tính tốt đẹp nhất mà còn là cội nguồn của tất cả những đức tính khác.”
Những nhà tâm lý học cho rằng những người thực sự cố gắng trân quý những điều tốt đẹp trong cuộc sống của họ sẽ tạo ra cảm giác hạnh phúc được sẻ chia. Trong suốt chiều dài lịch sử, các cộng đồng của nhân loại đã dâng lời cầu nguyện để tạ ơn cho những mùa màng bội thu, sự giải thoát khỏi dịch bệnh, phục hồi sau thiên tai, chiến thắng trong chiến tranh, và thời kỳ hòa bình lâu dài.
Cuộc sống của những con người bình phàm hiếm khi dễ dàng, nhưng những người bình phàm thường có xu hướng bày tỏ lòng biết ơn vì những phước lành mà họ nhận được từ gia đình, bằng hữu, ân nhân, tổ tiên, và sự bảo vệ của thần thánh. Các nghi thức tạ ơn được thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo và các cuộc tụ họp long trọng khác khi vận may đến.
Tại Bắc Mỹ, những ngày lễ tạ ơn chính thức có từ đầu thế kỷ 17 khi những người dân thuộc địa Anh tiếp nhận các kỹ năng trồng trọt, săn bắn, và đánh cá để duy trì sự sống từ người Mỹ thổ dân [da đỏ] và tạ ơn Chúa vì họ có thể sống sót trong thế giới mới.
Ở Canada và Hoa Kỳ, chúng ta vẫn mong đợi kỳ nghỉ lễ tạ ơn trên lịch của mình. Khả năng bày tỏ lời cảm ơn của chúng ta thể hiện khả năng duy trì trạng thái tinh thần tích cực, khiến chúng ta trân trọng những điều tốt đẹp đến với mình.
Sự mai một lòng biết ơn
Việc nói lời cảm ơn là một thói quen đang bị mai một nghiêm trọng. Cảm giác tích cực về lòng biết ơn đang biến mất trước nỗi ám ảnh mạnh mẽ về trí thức với cái mà các học giả Marxist gọi là “Thuyết phê phán.”
Những câu chuyện phê phán cấp tiến ủng hộ quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản dân chủ tạo ra tình trạng xung đột thường trực giữa “những kẻ áp bức,” những người có đặc quyền tiếp cận đất đai và giáo dục, và những người “bị áp bức,” những người bị các cấu trúc hiện sinh của xã hội phương Tây loại trừ và bỏ mặc.
Các nhà phê bình văn học hậu hiện đại hầu như luôn tập trung vào các cuộc tranh luận xã hội và chính trị có mối liên hệ phức tạp với các chủ đề Marxist và tân Marxist. Các nhà tư tưởng phê phán đặc biệt xuất sắc trong việc lùng sục lịch sử để tìm ra những quan điểm hoặc chính sách có hại vốn có thể quy trách nhiệm cho hậu duệ của những kẻ bị cho là áp bức thuộc địa. Những câu chuyện mà họ phát triển có xu hướng bài Cơ Đốc Giáo, bài người da trắng, bài chủ nghĩa dân tộc và bài phương Tây.
Độc giả có thể nhớ lại cuộc biểu tình năm 1987 tại Đại học Stanford khi các nhà hoạt động sinh viên hô vang, “Hây hây, hô hô, Công dân phương Tây phải ra đi.” Họ phản đối việc trường đại học lựa chọn giới thiệu các nghiên cứu về “Văn hóa phương Tây,” mà các nhà lý luận phê bình cho rằng đầy rẫy sự bóc lột và bất công.
Theo các tiêu chuẩn ngày nay thì cuộc biểu tình ồn ào ở Stanford chỉ như một cuộc dạo chơi trong công viên. Gần đây hơn, những cuốn sách như “Các thuyết hoài nghi” và “Marxification trong giáo dục” của học giả người Mỹ James Lindsay đã phơi bày ảnh hưởng xói mòn của các thuyết hàn lâm vốn dẫn đến bạo lực trên đường phố của chúng ta và phá vỡ sự gắn kết văn hóa Bắc Mỹ.
Về tác động của thuyết phê phán đối với giới trẻ, ông Lindsay đề cập đến ảnh hưởng to lớn của cố triết gia Paulo Freire. Cuốn sách đầu những năm 1970 của nhà thần học tự do người Brazil này, “Pedagogy of the Oppressed” (“Phương pháp sư phạm của những người bị áp bức”), cuối cùng đã thiết lập nên một phong cách giảng dạy trong các trường học và đại học trên khắp phương Tây.
Ông Freire hạ thấp tầm quan trọng của việc đọc viết chính quy để ủng hộ “sự hiểu biết về chính trị,” hướng dẫn sinh viên đi theo con đường dẫn tới cách mạng lâu dài và chuẩn bị cho họ một vai trò tích cực trong việc bảo đảm rằng lịch sử phát triển hướng tới cái kết là một Xã hội Hoàn hảo như dự định.
Ông Lindsay khẳng định rằng trong các trường học theo tư tưởng của ông Freire “tất cả giáo dục đều trở thành giáo dục chính trị, với các nhà giáo dục là những người trợ giúp sinh viên hiểu về ý thức (phê phán hoặc chủ nghĩa Marx), để mọi kiến thức đều trở thành kiến thức chính trị được hiểu theo thuật ngữ của chủ nghĩa Marx.”
Sự vô lý của những câu chuyện hậu hiện đại mang tính hoài nghi có thể khiến quý vị vô cùng choáng ngợp và khó hình dung ra được. Khoảng hai tuần trước, những kẻ khủng bố Hamas đã vượt qua biên giới Israel để sát hại và bắt cóc những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Do Thái vô tội. Những người truyền bá về thuyết phê phán trong các trường đại học và các tổ chức đào tạo khác của chúng ta đã ngay lập tức sử dụng các hãng truyền thông và đường phố để miêu tả người Israel là những kẻ xâm lược và người Palestine là nạn nhân của họ. Nếu các nhà theo thuyết phê phán chuyển sự chú ý của họ sang Kinh Cựu Ước thì họ sẽ biến vua David thành kẻ áp bức và gã khổng lồ Goliath thành người bị áp bức.
Tạ ơn Chúa vì những ân huệ nhỏ!
Các nhà theo thuyết phê phán đã dành hơn nửa thế kỷ để giảng dạy rằng hoàn toàn không có điều gì trong “di sản của người định cư” ở Bắc Mỹ về gia đình, đức tin, và tinh thần dân tộc cần đến lòng biết ơn.
Từ Quốc tế Cộng sản Liên Xô giữa thế kỷ 20 cho đến kỷ nguyên chính trị bản sắc hiện nay, các trí thức Marxist đã tạo ra những xung đột giai cấp, chủng tộc, và giới tính vốn đầu độc sự phát triển của nhân loại. Thuyết phê phán giống như chất acid làm tan rã mối liên kết giữa dân tộc và khiến người dân luôn rơi vào tình trạng oán hận và vô ơn.
Ông Joseph Stalin được cho là đã nói rằng “Lòng biết ơn là căn bệnh mà loài chó phải chịu đựng.” Tuy nhiên, ngay cả trong những thời điểm khó khăn, những người bình thường vẫn tìm thấy lý do để cảm tạ ơn Chúa vì những ân huệ nhỏ.
Trong mùa lễ tạ ơn này, một trong số ít điều mà những người đang trong tình cảnh khó khăn có thể biết ơn là các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng chúng ta có thể sắp loại bỏ những môn đồ của chủ nghĩa Marx và Freire trong thế kỷ 21 ra khỏi đại sảnh quyền lực. Nếu điều này xảy ra, thì có lý do để hy vọng rằng con cháu chúng ta sẽ có nhiều điều để biết ơn hơn chúng ta ngày nay.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét