GS. Nguyẫn Văn Canh (Traí). GS. Vũ Quốc Thúc (phái) - Hinh chụp tại nhà hàng năm 2006
ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ GS. VŨ QUỐC THÚC
Hôì Ký cuả LS Nguyễn Văn Định
Tài liệu tham khảo: Các thư riêng, trao đổi giữa GS. Nguyễn văn Canh và các GS. Vũ quôc Thúc, GS.Nguyễn cao Hách và GS. Nguyễn quang Quýnh.
Vaò khoảng tháng 6 năm 2006 tôi được tháp tùng GS. NGUYEN VAN CANH sang Pháp tham dự buổi nói chuyện về Hoàng Sa và Trường Sa được Cộng đồng ngườì Việt Quốc gia taị Pháp tổ chức.
Nhân cơ hội naỳ, trước ngaỳ họp, chúng tôi có mời GS Thúc đến dự một bữa cơm tại quận 13 Paris. Dù được mời nhưng GS Thúc laị khoản đãi chúng tôi trong một tình thần cởi mở và thân mật.
Đây là lần đều tiên tôi được tiếp chuyện trực tiếp với GS Thúc. Năm 1963 tôi chỉ là Sinh viên Luật, năm I, học môn Kinh Tế mà Giáo Sư Thúc giảng dạy và chỉ có dịp diện kiến với giáo sư khi vào “vấn đáp” năm đó.
Trong bữa cơm thân mật này, GS. Thúc cho biết Ông rất vui được gặp chúng tôi dù ông bận săn sóc cho hiền thê lúc đó đang đau yếu.
Trong buối gặp gỡ naỳ Ông tâm sự rất nhiêù về cuộc đời của Ông. Năm 1942, Ông mớí 22 tuổi đỗ Cử Nhân Luật, rồi được bổ nhiệm làm Tri Huyện Thanh Oai (Tôi không nhớ rõ tên Huyện?), sau đó tham chính dưới thời Chính Phủ Bửu Lộc. Rồi Ông sang Pháp học lâý bằng Tiến Sĩ Kinh Tế (1950). Cùng năm đó, bốn tháng sau, Ông được dự thi Thạc sĩ. Kỳ này ông được “admissible”, rồi ông trở về Việt nam dạy học vì vào lúc này hầu hết các giáo sư người Pháp rút về nước. Đến tháng 5, 1951, ông được cử Xử Lý Giám Đốc Trung Tâm (Luật) Hà nội. Rồi đến tháng 6, năm 1952, ông trờ lại Pháp dể dự thi Thạc sĩ (lần thứ 2) và đậu bằng ấy. Lúc đó Ông mớí 30 tuổi. Chính Phủ Phàp mờì Ông ở lại dạy học nhưng Ông quyết định về để giúp nước. Ông được bàu làm Phó Khoa Trưởng kiêm Giám Đốc Trung tâm Luật, Hanội để thay thế người Pháp rút về nước, trong khi Khoa trưởng người Pháp có tên là Khérian (gốc Trung Đông) có văn phòng và điều khiển Trung tâm Sài gòn. Cho tới năm 1954, khi di cư vaò Nam, và Ông tham gia Nội các Bủu Lộc, và GS Vũ văn Mẫu (Thạc sĩ Tư Pháp 1953) được bàu làm Phó Khoa trưởng thay thế. Trong thời gian này, tại mỗi kỳ thi, Bên Pháp cử một Giáo sư Thực thụ sang làm Chủ khảo. Khi Pháp trao trả độc lập cho nền Đại Học Việt nam, vào năm 1956, thỉ Trường Luật không còn là một Phân Khoa của Đại Học Paris nữa, và được đổi tên là Đại Học Luật Khoa Sàigòn thuộc Viện Đại Học Sài gòn. và GS Mẫu được bàu làm Khoa trưởng thay thế Khoa trưởng Khérian, về Pháp vào năm 1957.
GS Thúc là một trong những Giáo sư đầu tiên, cùng với các GS Vũ văn Mẫu, GS Nguyễn cao Hách, Giáo sư Vũ quốc Thông, có công lao lớn xây dựng Đại Học Luật Sài gòn sau khi Pháp rút hẳn khỏỉ VN vào năm 1957 và thiết lập chương trình huấn luyện cho phù hợp với hiện trạng, và tiếng Việt bắt đầu được sử dụng để giảng dạy.
Ngoài việc giảng dạy tại trường Luật, Quốc gia Hành Chánh, GS. Thúc từng tham chinh trong nhiêù chức vụ khác nhau như Bộ trưởng Giáo Dục trong Nội các Bửu Lộc; Thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia, giải quyết vấn tề Tiền Tệ Đông Dương, vấn đề Hối đoái...; làm Quốc Vụ Khanh về táí thiết và phát triển Kinh Tế... Ông cũng đứng ra điều khiển Chương Trình Nghiên Cứu Kinh Tế Hậu Chiến cùng với GS Stanley (hình như của Đại học Michigan) gửi sang. Bản đúc kết của Chương Trình, mang tên là Kế Họach Tái Thiết Kinh Tế Hậu Chiến Stanley- Vũ quốc Thúc rất có giá trị để chuẩn bị tái thiết Việt nam sau khi chiến tranh chấm dứt, để trở thành một nước Việt hùng mạnh.
Năm 1975 Khi VC cưỡng chiếm Saigon, chúng mời Ông tiếp tuc điêù hành trừơng luật. Khi moị việc đã được ỗn định thì Ông nhận đươc giấy baó cho nghĩ việc. Ông nói lúc đó ông rất ngỡ ngàng và mượn hai câu thơ mà nhạc sĩ naò đó đã phỗ nhạc để than “Hôm nay trơì đẹp mây cao, tôi buồn không hiểu taị sao tôi buồn...”. Ông noí tiếp, vaò năm 1978 được Tổng Thống Pháp can thiệp, Sang Pháp Ông được mời dạy tại Đai Học Paris cho tới năm 1988 về hưu. Dù về hưu, Ông liên tục tham gia nhứng sinh hoạt chính trị một cách không mệt mỏi vơí những chính khách tên tuỗi để tim một giãi pháp khã thi cho nước VN được tốt đẹp hơn.
Ngay từ thơì còn ở trong nước GS. Thúc cùng với các Giáo sư tâm huyết khác luôn luôn trăn trở vơí vận mênh quốc gia và mong mỏi xây dựng một nước VN hùng mạnh. Nhữ́ng Quý vị naỳ đã có công đào tạo ra nhiều lớp trí thức để trở thành “cán bộ” cốt yếu xây dựng nền dân chũ pháp trị của miền Nam. Các môn sinh này nắm giữ các chức vụ then chốt trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong công cuộc xây dựng, và phát huy nền dân chủ được cai trị bằng luật pháp cho VNCH. Họ là những người được trang bị các kiến thức vững chãi trong càc lãnh vực sinh hoạt trọng yếu của quốc gia, không thua gì các viên chức của các quôc gia tiền tiến trên thê giới.
Trong buổi gập gỡ này, chúng tôi thấy hai vị giáo sư thaỏ luận rất hăng say về tình hình đất nước ta. Cả hai đều tõ ra trăn trở với vận mệnh cũa quốc gia dân tộc. Gs Thúc cho rằng để cho VN khỏi bí xâu xé bởí các cường quốc, nhất là đối phó với âm mưu xâm chiếm của Trung Cộng nên GS. Thúc đưa ý kiến muốn VN thành một quốc gia TRUNGN LẬP có sự bảo đảm của quốc tế...
Khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi đề nghị lái xe đưa Giáo sư về, nhưng ông nhất định từ khước với lý do là Ông quen đi Metro và đi bộ đễ vặn động cho cơ thể đươc khoẻ thêm.
Ngày hôm sau, trước giờ buổi nói chuyện về Hoang Sa Trường Sa bắt đầu tôi nhận thấy GS.Thuc dù bận đã đến trước để tham dự. Tôi cũng còn nhận thấy có sự hiện diện của nhiều vị trước đây đã từng là chính khách ở Việt nam như Sứ thần Phạm đăng Sum, LS. Lê trọng Quát, một số quý vị tên tuỗi khác mà tôi không nhớ tên. Ngoaì ra còn có GS. Lê Đình Thông daỵ tại trương Đaị Học Nanterrres cũa Pháp và GS Trần Thiên Vọng có tên tham dự nhưng caó lỗi không đến được vì có ngươì thân bị đau yếu,
Bắt đầu buổi họp, BS Phan văn Trường, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt ở Paris ngỏ lời chào mừng quan khách. Ông nói tới lý do ông tổ chức buổi gặp mặt, cám ơn diễn giả từ Hoa Kỳ sang. Để cho buôi họp được linh đông và vui hơn, buối họp có nghệ Sĩ Bích Thuận hát ca trù thơì xưa cuã miền Bắc VN...
Sau buổi thuyết trình chúng tôi được quý vị trong ban tổ chức khoản đãi bữa tiệc tại một nhà hàng ở Paris. GS Thúc bận không tham dự được. GS Lê Đình Thông và vaì vị nữa đã không ở lại được vì xe bị kéo đi mất. Khách tham dự đông, nên xe của quí vị naỳ đã đậu ở chỗ bị thành phố cấm.
Tóm lai GS Vũ QúốcThúc là một CÂY ĐAI CỔ THỤ trong làng Luật VN. Ông được coi như những ngườì đã dày công xây dựng trường Luật cuả VNCH ngay sau khi người Pháp rút về nước. Ông cũng còn là một chính khách lỗi lạc của VN trong mọi thờì đại và được kính mến của nhiều thế hệ trí thức cũa nước nhà.
Tôi thanh thật tri ân GS. Vũ Qúốc Thúc. Việc Ông ra đi là sự mất mát lớn cho đất nước và đễ laị sư luyến tiếc sâu xa cho nhiêù môn sinh mà ông đã từng gĩảng dậy.
Nhân dịp naỳ tôi kính xin linh hồn Ông dươc an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, ở nơi đó ông không còn trăn trở tớí vận mệnh của quốc gia dân tộc nữa.
Xin vĩnh biệt GS. Vũ Quốc thúc
Viết tại Redwood City, CA.ngày 28-11-2021
LS. Nguyễn Văn Đ̣inh, MA, MSW, JD, Ph.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét