"Bong bóng giá cổ phiếu công nghệ mới nổi trên thị trường chứng khoán Mỹ đã phát nổ", nhận định của nhà sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới Ray Dalio (Ảnh Getty Image)
Nhà sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới: BONG BÓNG CỔ PHIẾU CÔNG NGHỆ ĐÃ PHÁT NỔ, CÓ TESLA CỦA ELON MUSK
Thanh Đoàn
So sánh tốc độ lao dốc của giá cổ phiếu hiện tại so với các vụ 'nổ bong bóng giá cổ phiếu' trong quá khứ, nhà sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, tỷ phú Ray Dalia khẳng định: bong bóng giá cổ phiếu công nghệ mới nổi đã phát nổ như hồi thập niên 20 và 90 của thế kỷ XX.
Nhà tỷ phú trên thị trường tài chính quốc tế, Ray Dalio, người sáng lập và đồng giám đốc đầu tư của Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, đã cảnh báo vào tháng 1 rằng các công ty công nghệ mới nổi, bao gồm Roku Inc và nhà sản xuất xe điện Tesla Inc (của tỷ phú Elon Musk) "rõ ràng là trong một bong bóng cực đoan."
Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ đang ở "rìa" của bong bóng. Nói cách khác, thị trường chứng khoán Mỹ hồi đầu năm 2022 đã hoàn thành tới 70% con đường thành lập bong bóng giá đến mức có thể phát nổ. Trong một bài đăng trên LinkedIn hôm thứ Hai vừa qua (ngày 2/5/2022), Ray Dalio lưu ý rằng bong bóng mà thị trường chứng khoán Mỹ tạo ra sẽ phát nổ giống như đã xảy ra vào cuối năm 1990 (bong bóng giá chứng khoán công nghệ) và cuối thập niên 20 của thế kỷ XX.
Đồng thời, chuyên gia đầu cơ tài chính này còn nhấn mạnh rằng thị trường đang xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu khác, tồi tệ hơn các bong bóng đã nổ trước đó trong quá khứ vì sự bùng nổ các sản phẩm tài chính cực kỳ rủi ro, vốn chưa xuất hiện hồi thập niên 90 và 20 khi thị trường chứng khoán sụp đổ.
Các ví dụ điển hình về sản phẩm tài chính vô cùng rủi ro nhưng lại đón nhận dòng tiền khổng lồ đầu cơ vào các công ty séc khống (mua lại với mục đích đặc biệt, còn gọi là SPAC), phát hành lần đầu bùng nổ, chính phủ hỗ trợ thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng rác....
Các biểu đồ mà ông Ray Dalio trình bày chứng minh cho nhận định rằng bong bóng chứng khoán Mỹ có thể nổ như thập kỷ 20 và 90 của thế kỷ trước (Nguồn: Ảnh chụp màn hình từ trang Market Watch).
SPAC là một công ty séc khống (shell company) được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn thông qua một vụ IPO để cuối cùng thâu tóm một công ty khác. Một ví dụ là SPAC có tên Diamond Eagle Acquisition Corp. được thành lập vào năm 2019 và lên sàn chứng khoán vào tháng 12 cùng năm. Sau đó, SPAC này tuyên bố sáp nhập với DraftKings và một nền tảng cá cược khác có tên SBTech. Cổ phiếu DraftKings đã bắt đầu được giao dịch đại chúng sau khi thỏa thuận sáp nhập hoàn tất vào tháng 4/2020 (theo vneconomy)
SPAC không có một hoạt động kinh doanh nào, không sản xuất hay bán bất kỳ một sản phẩm và dịch vụ nào. Tài sản duy nhất của một SPAC thường là tiền vốn huy động được từ chính vụ IPO của SPAC đó. Và giờ đây, nó trở nên nóng bỏng trên TTTC Mỹ.
Theo Bloomberg, SPACS đã huy động được hơn 100 tỷ USD trong quý vừa qua, nhiều hơn cả năm 2020. Không hề biết bất cứ điều gì (do đó có thuật ngữ "rỗng") về các công ty được mua lại trong tương lai khi đầu tư là một cấp độ mới tách rời khỏi các nguyên tắc cơ bản, thu nhập hoặc tài sản. Các công ty được SPACS mua lại nói chung có thể không có thu nhập hoặc thua lỗ lớn.
Khi dòng tiền đầu cơ đổ vào các doanh nghiệp vô hồn như các công ty séc khống, đổ vào trái phiếu rác, khi các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn trên thị trường, sự sụp đổ của thị trường tài chính do đầu cơ đảo chiều khi chính sách lãi suất xoay chiều là điều không thể tránh khỏi.
Nhà sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới viết:
“Bong bóng có thể mất nhiều thời gian để giãn nở (hai năm trong trường hợp bong bóng năm 1929, một năm trong trường hợp bong bóng công nghệ cuối những năm 90) và thường đi đến một thái cực ngược lại". Ông cảnh báo rằng chứng khoán Hoa Kỳ nói chung vẫn được định giá quá cao.
Thanh Đoàn - NTD Việt Nam
(Theo Market Watch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét