Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula von der Leyen họp báo về hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng châu u và Tổng thư ký NATO, tại trụ sở NATO ở Brussels, ngày 24/02/2022. (Ảnh: John Thys / AFP qua Getty Images)
LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỀ XUẤT GÓI TRỪNG PHẠT THỨ 6 NHẰM VÀO NGA
Huyền Anh
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Tư (4/5) đã đề xuất gói trừng phạt thứ 6 lên Nga, bao gồm lĩnh vực dầu mỏ và loại thêm nhiều ngân hàng Nga ra khỏi Hiệp đội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), theo hãng tin Reuters.
Hôm 4/5, phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg (Pháp), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói trừng phạt thứ 6 với Nga, theo hãng tin Reuters.
Liên minh Châu Âu đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga
Gói trừng phạt thứ 6 này gồm các biện pháp: cấm nhập khẩu dầu từ Nga và nhắm mục tiêu vào ngân hàng lớn nhất và các hãng truyền thông lớn của Nga, liên quan việc nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Bà Ursula von der Leyen đã đề xuất với các quốc gia thành viên EU phương án loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng sáu tháng và nhập các sản phẩm tinh chế từ Nga vào cuối năm nay.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng ta loại bỏ dầu của Nga một cách có trật tự, theo cách cho phép chúng ta và các đối tác của chúng ta đảm bảo các tuyến cung cấp thay thế và giảm thiểu tác động đến thị trường toàn cầu” – Reuters dẫn lời bà von der Leyen.
Vòng trừng phạt thứ sáu của EU, nếu được các nước thành viên thông qua, sẽ là bước ngoặt đối với khối thương mại lớn nhất thế giới, vốn phụ thuộc vào dầu khí của Nga và phải tìm nguồn cung cấp thay thế khi giá năng lượng đang tăng vọt.
Việc miễn cưỡng đưa ra các biện pháp trừng phạt sẽ gây tổn hại cho các nền kinh tế của Châu Âu cũng như Moscow.
Phản ánh sự giận dữ lan rộng của phương Tây trước chiến dịch của Tổng thống Nga Putin - mà Moscow nói là một "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm đánh bại những người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm. Lãnh đạo Liên minh châu Âu cho biết Moscow sẽ phải đối mặt với hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg: "Ông Putin phải trả một giá đắt, một cái giá rất đắt cho hành động gây hấn tàn bạo của mình".
Các biện pháp của Ủy ban bao gồm loại bỏ dần nguồn cung cấp dầu thô của Nga trong vòng sáu tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022. Bà Von der Leyen cam kết giảm thiểu tác động đến các nền kinh tế châu Âu.
Những người ủng hộ phong trào Những ngày thứ Sáu cho Tương lai cầm một tấm biển có logo của hệ thống nhắn tin ngân hàng SWIFT và cờ Nga trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Ukraine vào ngày 03/03/2022, tại Berlin. (Ảnh: John MacDougall / AFP qua Getty Images)
Các ngân hàng Nga cũng nằm trong tầm ngắm của Ủy ban châu Âu, và nổi lên là Sberbank. Bà von der Leyen nói rõ mục đích là "chúng tôi loại bỏ Sberbank khỏi SWIFT (hệ thống nhắn tin tài chính quốc tế)". Theo bà von der Leyen, Sberbank nắm giữ khoảng 37% cổ phần của lĩnh vực ngân hàng Nga.
"Và chúng tôi cũng sẽ loại hai ngân hàng lớn khác ở Nga khỏi SWIFT. Bằng cách đó, chúng tôi tấn công các ngân hàng có tầm quan trọng mang tính hệ thống đối với hệ thống tài chính Nga" - bà von der Leyen nói.
Bà von der Leyen nói thêm rằng các bên bị cáo buộc là phát tán thông tin sai lệch về cuộc chiến ở Ukraine cũng sẽ là mục tiêu bị trừng phạt.
"Chúng tôi đang cấm ba đài truyền hình nhà nước lớn của Nga phát sóng trên sóng của chúng tôi. Họ sẽ không được phép phân phối nội dung của họ nữa ở EU, dưới bất kỳ hình thức nào, dù là trên cáp, qua vệ tinh, trên internet hoặc thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh” – Reuters dẫn lời bà von de Leyen.
Bà von de Leyen không chỉ đích danh các đài truyền hình này.
Ông Putin trừng phạt trả đũa phương Tây
Hôm 3/5, Tổng thống Putin ký một sắc lệnh trừng phạt trả đũa phương Tây, gồm "các biện pháp kinh tế đặc biệt trả đũa liên quan đến các hành động không thân thiện của một số quốc gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế", theo hãng tin Reuters. Sắc lệnh có hiệu lực sau khi được công bố.
Các biện pháp trừng phạt trong sắc lệnh ông Putin ký cấm các cơ quan chính phủ, tổ chức và cá nhân Nga thực hiện các giao dịch, bao gồm ký kết hợp đồng thương mại, giao dịch tài chính với các pháp nhân, cá nhân và tổ chức của các quốc gia có tên trong danh sách trừng phạt.
Theo chỉ đạo của ông Putin, chính phủ Nga có 10 ngày để lập danh sách các cá nhân và công ty nước ngoài bị trừng phạt, cũng như xác định "tiêu chí bổ sung" cho một số giao dịch có thể bị hạn chế.
Ông Putin xem sắc lệnh này là phản ứng đối với những gì ông coi là hành động bất hợp pháp của Mỹ và các đồng minh nhằm tước đoạt tài sản hoặc hạn chế quyền sở hữu tài sản của Liên bang Nga, công dân Liên bang Nga và các pháp nhân Nga.
Ông Putin xem việc Mỹ và các đồng minh áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại đối với Nga và giới kinh doanh ưu tú của Moscow sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine ngày 24/2 là lời tuyên chiến kinh tế, và nhiều lần cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả tương xứng.
Trong ngày 3/5 Nga có phản ứng kinh tế cứng rắn là cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đồng thời yêu cầu một kế hoạch thanh toán mới với các khách hàng khí đốt ở châu Âu.
Phản ứng của các quốc gia khác
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia, Richard Sulík, cho biết hôm thứ Ba (3/5) rằng, đất nước ông phụ thuộc lớn vào dầu Nga và sẽ không thể chấm dứt dòng chảy này trong vài năm.
Slovakia cho biết họ cần từ 4 đến 6 năm để chuyển đổi các nhà máy lọc dầu của mình sang chế biến dầu thô từ các nguồn khác, mặc dù ủy ban cho rằng giai đoạn loại bỏ như vậy là quá dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, Péter Szijjártó, cũng cho biết Budapest không thể ủng hộ các lệnh trừng phạt.
Ông nói: “Vấn đề rất đơn giản: nguồn cung cấp năng lượng của Hungary không thể bị đe dọa, bởi vì không ai có thể mong đợi chúng tôi cho phép người Hungary phải trả giá cho cuộc chiến ở Ukraine. Về mặt vật chất, Hungary và nền kinh tế của nước này không thể hoạt động nếu không có dầu của Nga”.
Cũng như Slovakia và Hungary, Bulgaria và Cộng hòa Séc phụ thuộc nhiều vào dòng chảy của dầu từ Nga. Các bình luận từ Budapest và Bratislava phản ánh mong muốn tối đa hóa đòn bẩy của họ trong các cuộc thảo luận nội bộ.
Huyền Anh - NTD Việt Nam
Theo Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét