Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Xuân Đợi Mong


 


Chiều Xuân

 


Gió Xuân Thổi TẾT Gần Kề, Hỏi Người Xa Xứ Có Về Năm Nay?

GIÓ XUÂN THỔI TẾT GẦN KỀ, HỎI NGƯỜI XA XỨ CÓ VỀ NĂM NAY?
Đặc Sản Miền Sông Nước 

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị theo dõi 



Về Ca Khúc ‘Thuyền Hoa’ Của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ


VỀ CA KHÚC 'THUYỀN HOA' CỦA NHẠC SĨ PHẠM THẾ MỸ 
Thái Salem

Thuyền em đi trên sông trăng sáng
Cưới nhau về ta rước hội vui
Trên sông dài thuyền hoa giăng
Bao cô nàng miệng cười xinh xắn.

Thuyền em trôi vào ánh sáng
Ánh sáng hồng tươi những đèn hoa
Với bao màu xanh ngát hồn ta
Thuyền em trôi vào đêm vui.

Ơi…  hò khoan ơi hò khoan
Tiếng hát em vang cả giòng sông
Giòng sông xanh, xanh lên tình người
Giòng sông xanh, xanh lên ước mơ

Thuyền em trôi về bến mới
Bến yên lành xuôi mái chèo vui
Bến thanh bình ta sống thảnh thơi.

Làng quê ta hôm nay vui quá
Rước em về trên chiếc thuyền hoa
Chân mang giầy đầu che khăn
Đôi môi hồng miệng cười tươi tắn…

Chợ quê xưa thành phố mới
Rước em về con nước mừng vui
Rước em về cho bến nghỉ ngơi
Thuyền hoa ơi dừng đây thôi…

Ca khúc Thuyền Hoa, một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ca khúc này ra đời khi hiệp định Paris 1973 được ký kết, nó như dự đoán một tươi lai tươi sáng cho dân tộc và cho những đôi lứa đang yêu nhau thời điểm đó. Khi chiến tranh không còn, anh sẽ về cưới em, trên con thuyền hoa rước dâu em sẽ là cô dâu xinh đẹp nhất, anh sẽ đưa em về một bến yên lành, bến thanh bình và cả hai ta sẽ sống hạnh phúc thảnh thơi ……

Thái Salem

Trích: Nhạc vàng



Kính mời quý vị thưởng thức Thuyền Hoa



Giáo Xứ Cồn Dầu: Ông Huỳnh Ngọc Trường Và Cách Tấn Công Của Nhà Nước Việt Nam

 

Ông Huỳnh Ngọc Trường cùng TS. Nguyễn Đình Thắng tại Washington, Hoa Kỳ. 

Giáo Xứ Cồn Dầu: ÔNG HUỲNH NGỌC TRƯỜNG VÀ CÁCH TẤN CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 
Mạch Sống 

Ngày 29 tháng 1, 2024

Giáo Xứ Cồn Dầu: Ông Huỳnh Ngọc Trường và cách tấn công của nhà nước Việt Nam


https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2100-giao-xu-con-dau-ong-huynh-ngoc-truong-va-cach-tan-cong-cua-nha-nuoc-viet-nam.html


Vào ngày 17 tháng 1 năm 2024 vừa qua, ông Huỳnh Ngọc Trường cùng vợ và 4 người con đã tới Hoa Kỳ định cư sau 14 năm kiên trì dẫn đầu các hoạt động của người dân Giáo Xứ Cồn Dầu chống lại hành vi cướp đất tôn giáo của chính quyền Việt Nam tại Thành Phố Đà Nẵng.


Ông Huỳnh Ngọc Trường sẽ có mặt tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2024 tổ chức trong hai ngày 30 và 31 tháng 1 năm 2024 ở Washington DC, Hoa Kỳ. Mục đích của ông Huỳnh Ngọc Trường có mặt tại hội nghị này là để chia sẻ rộng rãi tới mọi người kinh nghiệm đấu tranh trước những mưu kế tinh quái của chính quyền trong thời gian hơn 10 năm ông và người dân Giáo Xứ Cồn Dầu đấu tranh giữ đất và giữ niềm tin tôn giáo của mình.


Ông Huỳnh Ngọc Trường cùng TS. Nguyễn Đình Thắng tại Washington, Hoa Kỳ. 



Vào năm 2010, dưới thời của vị Bí Thư Cộng Sản Nguyễn Bá Thanh, chính quyền Thành Phố Đà Nẵng đã thực hiện kế hoạch tổng lực cưỡng chiếm đất của Giáo Xứ Cồn Dầu – một giáo xứ đã tồn tại gần 150 năm – bằng cái gọi là “giải toả để xây dựng công trình phúc lợi công cộng”. Đây là một trong những phương thức tấn công tôn giáo được chính quyền Việt Nam thực hiện rất bài bản và thành công ở nhiều nơi như Giáo Xứ Đồng Chiêm, Toà Khâm Sứ, Nhà Thờ Thái Hà thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội…


Trong kế hoạch cưỡng chiếm đất này, người dân Cồn Dầu đã chịu sự tấn công tàn khốc hơn bất cứ nơi nào khác từ chính quyền. Chỉ một vụ tấn công ngày 4 tháng 5, 2010 chính quyền Đà Nẵng đã gây thương tích cho một 100 giáo dân, khiến hai phụ nữ bị sảy thai, 62 giáo dân bị tra tấn nhiều ngày dẫn đến cái chết của một giáo dân và sáu giáo dân khác bị tù. Kết quả tạm thời của kế hoạch tấn công dã man này tưởng như đã giành thắng lợi khi 2/3 số giáo dân đành chấp nhận di dời theo kế hoạch của chính quyền, 150 giáo dân phải chạy sang Thái Lan và Malaysia lánh nạn. Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ của BPSOS, 1/3 số giáo dân đã quyết tâm ở lại giữ đất, giữ xứ đạo với đức tin tôn giáo của mình bằng một kế hoạch có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài có quan hệ đối trọng với chính quyền Việt Nam. Kết quả là đến năm 2021, sau hơn mười năm kiên trì tranh đấu, chính quyền Đà Nẵng đã phải nhượng bộ thực hiện tái định cư tại chỗ cho hầu hết các giáo dân trong giáo xứ. Khoảng 170 lô đất được quy hoạch bao quanh nhà thờ của giáo xứ với tổng trị giá khoảng 50 triệu USD. Ngoài ra, mỗi gia đình giáo xứ còn được nhận từ 3 đến 4 lô đất ở khu tái định cư với tổng trị giá khoảng 120 triệu USD.


Bên cạnh việc phải rút lui trước sự đấu tranh bền bỉ có chiến lược của cộng đồng giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu, chính quyền Đà Nẵng cũng âm thầm thực hiện kế hoạch truy tìm những người cốt cán của phong trào đấu tranh để tìm những thủ đoạn vô pháp hãm hại họ. Gia đình ông Huỳnh Ngọc Trường là một trong số 11 gia đình như vậy.


Tháng 11 năm 2019, ông Huỳnh Ngọc Trường cùng vợ và một số giáo dân Cồn Dầu tới Thái Lan để tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief, SEAFORB) do BPSOS và một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đồng tổ chức. Tại hội nghị này, ông Huỳnh Ngọc Trường đã kêu gọi sự can thiệp của quốc tế cho cuộc đấu tranh giữ đất của mình.


Khi trở về Việt Nam, vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Trường và các giáo dân Cồn Dầu đã bị công an sân bay Đà Nẵng câu lưu và tra khảo nhiều giờ. Sau đó, ông Huỳnh Ngọc Trường và các giáo dân Cồn Dầu đã bị tịch thu hộ chiếu và bị cấm xuất cảnh.


Tháng 5 năm 2021, ông Huỳnh Ngọc Trường yêu cầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Thành Phố Đà Nẵng phải trả lời rõ cho ông biết về tình trạng xuất cảnh của mình khi ông đã được chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho nhập cư theo diện tị nạn vì đấu tranh tôn giáo. Không thể không trả lời trước câu hỏi chính đáng của công dân khi sự việc đang ở trong tầm ngắm của chính phủ Hoa Kỳ nên chính quyền Đà Nẵng đã buộc phải mời ông Huỳnh Ngọc Trường tới trụ sở làm việc để đưa ra những thoả thuận cả hai cùng chấp nhận được.


Tuy nhiên, với rắp tâm hãm hại ông Huỳnh Ngọc Trường, nên một lần nữa lực lượng an ninh Thành Phố Đà Nẵng đã tìm mọi cách xúi giục một số người thân trong gia đình kiện ông Huỳnh Ngọc Trường ra tòa để đòi phân chia di sản thừa kế để có cớ hợp pháp giữ chân không cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Trường xuất cảnh đi định cư. Sau gần 3 năm thương lượng, ông Huỳnh Ngọc Trường và những người thân trong gia đình đã đạt được thỏa thuận dân sự nên chấm dứt được sự ràng buộc với cơ quan tư pháp Việt Nam để có thể lên đường đi định cư vào ngày 17 tháng 1 năm 2024 vừa qua.


Từ sự việc của bản thân và của cộng đồng Giáo Xứ Cồn Dầu đấu tranh bền bỉ với chính quyền Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Trường muốn chuyển tới mọi người vài thông điệp sau:


1/ Chưa bao giờ thậm chí là không bao giờ chính quyền Việt Nam từ bỏ dã tâm tấn công niềm tin tôn giáo của người dân. Họ có thể lui trong chiến thuật nhưng mục tiêu cuối cùng của họ tìm mọi cách kể cả những mưu mô thấp hèn nhất để tấn công những người giữ một niềm tin tôn giáo nhưng không phục tùng sự ép o của họ.


2/ Dù chính quyền Việt Nam có mưu mô đến đâu, nhưng đó là những hành vi vô pháp nên người dân vẫn có đủ khả năng đấu tranh vạch trần những sai trái của họ và giành được phần thắng lợi. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh trường kỳ với chính quyền vô pháp, người dân phải biết tập hợp lực lượng có tổ chức, có kế hoạch cụ thể và phải biết tranh thủ vào sự hỗ trợ của quốc tế. Công khai mục tiêu và kế hoạch hành động là rất cần thiết để đưa sự việc ra ánh sáng tránh sự bôi nhọ bằng truyền thông của chính quyền Việt Nam.

 

Các hội luận bên lề của Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế sẽ được livestream ở đây


Song song với chương trình của Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế, BPSOS tổ chức những sinh hoạt bên lề, đặc biệt là tổ chức một chuỗi hội luận cho các phái đoàn người Việt và phái đoàn ngoại quốc, ngày 30-31/1/2024. 


Các khách tham dự ngoại quốc sẽ bao gồm vị đồng chủ tịch của Hội Nghị Thượng Đỉnh (Katrina Lantos Swett), Chủ tịch luân phiên của Liên minh Tự do Tôn Giáo hay Niềm tin Quốc Tế (Robert Rehak) và nhiều tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo toàn cầu khác.


Xen kẽ vào đó là các buổi tham luận của phái đoàn người Việt chú trọng vào các tổ chức tôn giáo bị nhà nước Việt Nam kiểm soát và sử dụng làm công cụ đàn áp tôn giáo và các nạn nhân bao gồm các cộng đồng tôn giáo của người bản địa.


Mạch Sống


Chuyện Của Nhà Tỷ Phú...

 

Hình minh họa

CHUYỆN CỦA NHÀ TỶ PHÚ…
Sưu Tầm

Một lần, tỷ phú Mỹ Henry Ford đến Anh công tác. Tại phòng chỉ dẫn của sân bay, ông tìm khách sạn rẻ nhất trong thành phố.

Cô nhân viên nhìn ông và nhận ra ngay vì báo chí trên thế giới viết nhiều về Ford. Giờ đây, ông ta đang đứng trước mặt cô trong chiếc áo khoác cũ sờn và hỏi về khách sạn rẻ tiền nhất.

Cô nhân viên do dự hỏi:

- Nếu tôi không nhầm thì ngài là Henry Ford?
- Vâng, - ông ta trả lời.

Cô nhân viên lấy làm ngạc nhiên.

- Tôi đọc báo và biết rằng con trai của ngài khi đến bất cứ đâu cũng đều ở trong những khách sạn đắt tiền nhất và luôn ăn mặc sang trọng. Còn ngài lại quan tâm tới khách sạn rẻ nhất và mặc chiếc áo khoác hình như còn nhiều tuổi hơn cả ngài. Thưa ngài tỷ phú, phải chăng ngài thiếu tiền?

Henry Ford trả lời:

- Tôi không việc gì phải ở khách sạn đắt tiền, bởi vì tôi thấy không cần thiết phải trả tiền cho những thứ quá thừa thãi. Dù ở đâu, tôi vẫn là Henry Ford. Hơn nữa, tôi không thấy sự khác biệt giữa các khách sạn, vì thậm chí ở khách sạn rẻ nhất, tôi cũng có thể nghỉ ngơi không thua kém gì khách sạn đắt tiền.

Còn chiếc áo khoác này - vâng, bạn nói đúng, bố tôi cũng đã từng mặc, nhưng điều đó không quan trọng, vì trong chiếc áo khoác này tôi vẫn là Henry Ford. Con trai tôi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, nên sợ mọi người dị nghị khi thuê khách sạn rẻ tiền. Tôi không quan tâm về ý kiến của người khác về mình, vì tôi biết giá trị thực của tôi. Tôi trở thành tỷ phú vì tôi biết kiếm tiền và phân biệt giá trị thật với giá trị giả.

Nguồn: doanhnghiepkinhtexanh.vn


Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

Phân Ưu Bà Vũ Thị Thốn

 





Thơ Đỗ Phủ - Bài 68, 69 Và 70

 


THƠ ĐỖ PHỦ - BÀI 68, 69 VÀ 70
Thầy Dương Anh Sơn

BÀI 68

TUYỆT CÚ TỨ THỦ KỲ TAM                                                絕句四首其三

Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,                                            兩個黃鸝鳴翠柳,
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên.                                      ㇐行白鷺上青天。
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,                                          窗含西嶺千秋雪,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.                                            門泊東吳萬里船。
Đỗ Phủ (năm 765)                                                                    杜甫

Dịch nghĩa:

Hai con chim hoàng anh hót nơi đám liễu xanh biếc – Một hàng những con cò trắng bay lên bầu trời xanh – Song cửa (như) ôm giữ tuyết ngàn năm của ngọn Tây Lĩnh – Ngoài cửa ,những con thuyền Đông Ngô đậu lại dài tới cả vạn dặm!

Tạm chuyển lục bát:

TUYỆT CÚ BÀI THỨ TƯ LẦN BA

Hót đôi - liễu biếc - oanh vàng,
Trời xanh cò trắng một hàng vút bay.
Tuyết ngàn thu, cửa núi Tây,
Cửa ngoài muôn dặm đậu dày thuyền Ngô!

Chú thích:

- tuyệt cú 絕句: bài thơ có bốn câu còn gọi là tứ tuyệt 四絕 thường là những tứ thơ, câu cú hay ho ,được lựa chọn và đầy cảm hứng của người làm ra. Câu thơ có bảy chữ gọi là thất tuyệt 七絕. Câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt 五絕.
- tứ thủ 四首: một bài thơ, một bài văn, một thiên truyện... v.vv... gọi là nhất thủ ㇐首. Đây là bài thơ thứ tư trong loạt thơ đã gây niềm cảm hứng cho tác giả.
- cá 個: con, cái, quả....
- hoàng ly 黃鸝: chim hoàng anh, vàng anh, chim oanh.
- câu 2: một số tư liệu ghi là:” Sổ hàng 數行” (mấy hàng) chứ không phải “nhất hàng”. Có lẽ chữ “ Nhất hàng ㇐行” đối với chữ “Lưỡng cá 兩個” bên trên cân xứng hơn!
- song hàm 窗含: cửa sổ như ôm giữ ,cửa sổ như nuốt trọn...
- Tây Lĩnh 西嶺: nằm trong dãy núi Nga Mi bên Trung Hoa, là ngọn núi cao, tuyết phủ quanh năm.
- bạc: nơi thuyền ghé nghỉ lại, ghé vào, tạm nghỉ ngơi...
- Đông Ngô 東吳: Đông Ngô (229-280) hay còn gọi là Tôn Ngô 孫吳 là một trong ba nước thời Tam quốc bên T.H gồm Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Đông Ngô trở thành một nước lớn thời Tam Quốc khi Tôn Quyền tự xưng là hoàng đế chiếm một vùng rộng lớn ở phía đông và phía nam như Giang Đông, Kinh Châu, Giao châu (nước Việt ngày xưa)... Có khi gọi Đông Ngô là Tôn Ngô (nước Ngô thời Tôn Quyền) để phân biệt các nước Ngô thời Xuân Thu hay Ngô Việt thời Ngũ Đại trước CN.

BÀI 69

GIANG NAM PHÙNG LÝ QUY NIÊN                                   江南逢李龜年

Kỳ vương trạch lý tầm thường kiến,                                          岐王宅裏尋常見,
Thôi Cửu đường tiền kỷ độ văn.                                                崔九堂前幾度聞。
Chính thị Giang Nam hảo phong cảnh ,                                    正是江南好風景,
Lạc hoa thời tiết hựu phùng quân.                                             落花時節又逢君。
Đỗ Phủ (năm 770)                                                                    杜甫

Dịch nghĩa:

Lúc ở trong nhà Kỳ Vương vẫn thường thấy – Lúc ở nhà Thôi Cửu trước đây đã bao nhiêu lần nghe (về ông ấy) – Đúng là ở Giang Nam phong cảnh tốt đẹp – Khi tiết trời hoa rụng lại thêm lần gặp ông nữa!

Tạm chuyển lục bát:

GẶP LÝ QUY NIÊN Ở GIANG NAM

Nhà Kỳ Vương, thấy ở trong!
Nhà Thôi Cửu lại nghe ông bao lần!
Đúng là cảnh đẹp Giang Nam,
Tiết trời hoa rụng thêm lần gặp ông!

Chú thích:

** Lý Quy Niên là một nhạc công đời Đường Huyền Tông. Ông rất rành về âm nhạc cung đình và các âm luật; cùng với Tôn đại nương là một nữ nhân rất giỏi múa ca thường được vua Đường yêu chuộng và mời trình diễn trong cung vua. Về sau lưu lạc ở vùng Giang Nam thường đàn những khúc nhạc làm cho người nghe xúc cảm....
- trạch lý 宅裏: bên trong nhà ở hay dinh phủ...
- tầm thường kiến 尋常見: vẫn thường gặp gỡ, vẫn hay gặp mặt...
- đường 堂: gian nhà chính giữa dung tiếp khách hay làm lễ (lễ đường), rưc rỡ, trang trọng (đường đường, đường hoàng...), cách gọi người mẹ của người quý phái hay có thứ bậc cao (tôn đường, lệnh đường...), chỗ núi bằng phẳng ,tên gọi các tiệm buôn của người Trung Hoa (VD: An Sinh Đường, Vạn Hoa đường)...
- kỷ độ văn 幾度聞: nghe tiếng tăm rất nhiều lần...
- thời tiết 時節: tiết trời ,sự thay đổi của tiết trời...
- hựu 又: lại, thêm lần nữa, lại nữa...

BÀI 70

TÚC PHỦ 宿府

Thanh thu mạc phủ tỉnh ngô hàn,                                              清秋幕府井梧寒,
Độc túc giang thành lạp cự tàn.                                                 獨宿江城蠟炬殘。
Vĩnh dạ giốc thanh bi tự ngữ,                                                    永夜角聲悲自語,
Trung thiên nguyệt sắc hảo thuỳ khan.                                      中天月色好誰看。
Phong trần nhẫm nhiễm âm thư tuyệt,                                       風塵荏苒音書絕,
Quan tái tiêu điều hành lộ nan.                                                  關塞蕭條行路難。
Dĩ nhẫn linh sính thập niên sự,                                                  已忍伶俜十年事,
Cưỡng di thê tức nhất chi an.                                                     強移棲息㇐枝安。
Đỗ Phủ (năm 764)                                                                    杜甫

Dịch nghĩa:

Nơi doanh trướng của tướng soái vào mùa thu trong lắng, cây ngô đồng bên giếng lạnh lẽo. – Một mình nghỉ lại nơi thành trì cạnh dòng sông, cây đuốc sáp đã tàn lụi – Trong đêm dài, từ tiếng tù và đã thổi ra những lời ai oán ,sầu não – Ai là người ngắm nhìn vẻ đẹp của vầng trăng giữa bầu trời đây? (c.1-4)
Thời buổi gió bụi gian khổ thấm thoắt, chẳng nghe tiếng tăm tin tức thư từ gì cả! – Vùng biên ải vắng vẻ xơ xác, đường đi gian nan khó khăn. – Đã chịu đựng chuyện lênh đênh, trôi dạt vật vờ là việc của mười năm rồi!- Gắng gượng dời chuyển chỗ nghỉ lại để có một nhánh cây an lành (c.5-8).

Tạm chuyển lục bát:

NGHỈ LẠI Ở PHỦ QUAN

Giếng thu dinh lạnh ngô đồng,
Một mình nghỉ lại thành sông đuốc tàn.
Đêm dài sầu thảm còi vang!
Giữa trời trăng đẹp ai đang ngắm nhìn?
Trải cơn gió bụi vắng tin,
Đường đi gian khó ,biên thùy xác xơ!
Mười năm chịu đựng vật vờ,
Gượng dời yên nghỉ chơ vơ một cành!

Chú thích:

- mạc phủ 幕府: nơi doanh trướng hay dinh phủ của tướng soái làm việc bên ngoài, cũng chỉ quan lại trong mạc phủ...
- ngô 梧: tức cây ngô đồng 梧桐, nước ta vẫn gọi là cây
vông.
- lạp cự 蠟炬: cây đuốc bằng sáp.
- giốc thanh 角聲: âm thanh, tiếng phát ra từ chiếc tù- và làm bằng sừng trâu để điểm canh của lính gác thành ban đêm.
- bi tự ngữ 悲自語: lời ai oán, sầu thảm phát ra từ đó.
- thùy khan 誰看: ai là người ngắm nhìn đây?
- phong trần 風塵: gió bụi, hình ảnh để chỉ nỗi gian khó, vất vả trong cuộc sống.
- nhẫm nhiễm 荏苒: thấm thoắt, trải qua bao việc...
- âm thư tuyệt 音書絕: tuyệt nhiên không thấy tiếng tăm của tin tức hay thư từ gì cả!
- quan tái 關塞: ngoài biên giới ,nơi có cửa ải, thành lũy chốn biên thùy ngăn cách với nước khác.
- tiêu điều 蕭條: xơ xác, hoang vắng, lạnh lẽo....
- dĩ nhẫn 已忍: đã chịu đựng, đã nhẫn nhịn...
- linh sính 伶俜: chơi vơi ,chơ vơ ,lênh đênh khổ sở lại trơ trọi, đơn độc ,lẻ loi ( linh đinh cô khổ 伶仃孤苦), cuộc sống không cân bằng, đơn độc, khổ sở (có khi viết là linh binh: cuộc sống phiêu dạt, bấp bênh và cô đơn)...
- cưỡng di 強移: chuyện dời đổi, chuyển đi nơi khác rất miễn cưỡng ,gắng gượng ,gượng ép...
- thê tức 棲息: chim đậu lại ,nghỉ lại để thở, để lấy sức...
- nhất chi an ㇐枝安: một cành cây an lành. Trong câu cuối của bài thơ , Đỗ Phủ ví cuộc sống của mình như cánh chim mệt mỏi thường cần một chỗ nghỉ lại khi chiều tối (thê) nơi có nhánh cây an lành....

(Lần đến: THƠ ĐỖ PHỦ - bài 71 ,72 và 73)

Dương Anh Sơn


Người Tị Nạn Đi Trước Đón Người Đến Sau

 


NGƯỜI TỊ NẠN ĐI TRƯỚC ĐÓN NGƯỜI ĐẾN SAU
Mạch Sống

Ngày 28 tháng 1, 2024

Người tị nạn đi trước đón người đến sau

  • Mục Sư Tin Lành Tây Nguyên A Ga tương trợ gia đình giáo dân Cồn Dầu Huỳnh Ngọc Trường


Ngày 28 tháng 1, 2024

http://machsongmedia.org


Ngày 26/01/2024, MS A Ga đã đến thăm hỏi gia đình Ông Huỳnh Ngọc Trường, giáo dân Cồn Dầu, tại Durham, North Carolina. Họ mới đến Hoa Kỳ được một tuần.


Khi còn đang xin tị nạn ở Thái Lan, MS A Ga xém bị Thái Lan giải giao cho Việt Nam. 


Một mặt, ngày 12/01/2017, công an Việt Nam ban hành lệnh truy nã MS A Ga. Mặt khác, MS A Ga bị một người Mỹ gốc Việt đe doạ chặn mọi ngả định cư để không thể thoát khỏi Thái Lan: “Tôi đã và đang nói chuyện với toà đại sứ Hoa kỳ và Canada nếu ông xin đi Mỹ hay Canada thì họ cần phải biết con người của ông như thế nào. Tôi sẽ có cuộc họp với toà đai sứ Mỹ tuần tới về hồ sơ của ông… Nước Mỹ hay Canada không cần những người như ông. Nhất là nước Mỹ của tôi không cần một ngưới như ông.” (email của Bà Grace Bùi, ngày 22/04/2017)


Ngày 11/01/2018, đúng một năm sau ngày lệnh truy nã được ban hành, MS A Ga bị cảnh sát Thái Lan bắt theo yêu cầu của công an Việt Nam thông qua hệ thống cảnh sát quốc tế Interpol. Ông bị đưa vào trại giam của Sở Di Trú Thái Lan (IDC).


BPSOS nhanh chóng vận động và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã can thiệp khẩn cấp. Ngày 23/03/2018, với sự hợp tác của cảnh sát Thái Lan, Cao Uỷ Tị Nạn LHQ âm thầm đưa MS A Ga và gia đình sang Philippines để chờ Hoa Kỳ hoàn tất thủ tục tái định cư gấp rút. Ngày 25/09/2018, MS A Ga đến Hoa Kỳ.


Tháng 7 năm sau, MS A Ga vào Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao, và Toà Bạch Ốc để tường trình về chính sách bách hại tôn giáo của nhà nước Việt Nam và những hiểm nguy người tị nạn phải đối mặt ở Thái Lan.


Trong tuần tới đây MS A Ga sẽ lại có mặt ở thủ đô Hoa Kỳ trong phái đoàn của BPSOS để tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, lần này sẽ có Ông Huỳnh Ngọc Trường cùng đi.


Hình 2 – MS A Ga cùng vợ con ở phi trường Raleigh, North Carolina, ngày 25/09/2018


Hình 3 - MS A Ga tại văn phòng của TNS James Lankford, một lãnh đạo ở Thượng Viện Hoa Kỳ về bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu, ngày 15/07/2018

Hình 4 - MS A Ga dùng bữa trưa cùng với Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby, ngày 16/07/2018

Hình 5 - MS A Ga tại buổi tiếp tân do Ngoại Trưởng Mike Pompeo khoản đãi, ngày 16/07/2018

Hình 6 - MS A Ga tại buổi họp của các ngoại trưởng và đại diện cao cấp của khoảng 90 quốc gia, ngày 16/07/2018

Hình 7 – MS A GA phát biểu tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 17/07/2018

Hình 8 - MS A Ga tại Toà Bạch Ốc, ngày 17/07/2018


Mạch Sống 


BPSOS-CCA Và Những Gia Đình Có Con Khuyết Tật

 


BPSOS-CCA VÀ NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ CON KHUYẾT TẬT
Mạch Sống



Ngày 26 tháng 1, 2024

BPSOS-CCA và những gia đình có con khuyết tật


https://machsongmedia.org/news/bpsos/2098-bpsos-cca-va-nhung-gia-dinh-co-con-khuyet-tat.html


“Một câu chuyện tôi nhớ là, lâu rồi, một người mẹ có con trên 18 tuổi bị thiểu năng trí tuệ. Bà ấy là mẹ độc thân, và mặc dù đã được hỗ trợ một số thứ, bà ấy vẫn thấy mọi thứ quá sức chịu đựng và nghĩ lựa chọn tốt nhất là gửi con trai về Việt Nam”, cô Hằng Nguyễn, giám đốc điều hành của BPSOS-CCA kể. Họ tìm cách thuyết phục và cuối cùng người phụ nữ này quyết định không gửi con về Việt Nam.



BPSOS-CCA ở Quận Cam, California, tên đầy đủ là Center for Community Advancement, là một trong sáu văn phòng của BPSOS ở Hoa Kỳ và thành lập năm 2000.


Ngoài các chương trình hỗ trợ về an sinh xã hội, thi quốc tịch, sức khỏe…, BPSOS-CCA có một vài điểm khác biệt, chẳng hạn như chương trình cho những gia đình có con khuyết tật.

 

Chương trình cho gia đình có con thiểu năng trí tuệ


Văn phòng BPSOS-CCA phối hợp với các đối tác y tế để cung cấp chương trình kiểm tra sức khỏe và phát triển trí tuệ cho trẻ em 0-18 tuổi.


Cô Hằng Nguyễn nói bác sĩ gia đình đôi khi có thể nhận ra trường hợp thiểu năng trí tuệ nhưng không hoàn toàn chính xác—BPSOS-CCA có chương trình kiểm tra đầy đủ.


Với những gia đình có con bị thiểu năng trí tuệ, BPSOS-CCA giúp họ ghi danh để có an sinh xã hội, quyền bảo hộ, người chăm sóc, hỗ trợ tận nhà… và cũng có các nhóm hỗ trợ mỗi tháng một lần, một mặt để nói về nhiều chương trình hỗ trợ của chính phủ người Việt có thể không biết, một mặt để các bậc cha mẹ có thể gặp nhau, chia sẻ kinh nghiệm, và biết mình không phải là người duy nhất đối mặt với những khó khăn này.


Cô Hằng Nguyễn kể trường hợp một người mẹ, thấy quá sức chịu đựng và không tìm ra lựa chọn nào khác, định gửi người con thiểu năng trí tuệ của mình về Việt Nam với họ hàng xa, còn bản thân mình ở lại Mỹ.


“Chúng tôi tìm cách thuyết phục bà ấy đó không phải là ý hay. Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn mới, không phải nơi cậu ấy lớn lên, hội nhập sẽ rất khó khăn. Hơn nữa Việt Nam cũng không có các dịch vụ và phúc lợi như hệ thống ở đây. Làm vậy sẽ càng hại cho sức khỏe cậu ấy, đặc biệt khi để cậu ấy lại với những người không biết và chưa học cách chăm lo cho cậu ấy.”


Nhờ BPSOS-CCA thuyết phục và hỗ trợ, cuối cùng bà thay đổi ý định và sau đó đã có được người chăm sóc tại nhà, và bản thân cũng có thêm hỗ trợ tài chính từ chính phủ để chăm lo cho con mình.

 

Giáo dục về sức khỏe tâm thần


BPSOS-CCA không có nhân viên y tế tại văn phòng, nhưng phối hợp với hiệu thuốc để cung cấp vaccine cho cộng đồng. Họ cũng cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt về các vấn đề sức khỏe như cách giữ ấm, cách đối phó với nắng nóng, cách phòng chống Covid hay cúm mùa, cần tránh gì và có thể ăn gì khi có đợt cá nhiễm bẩn, v.v.


Không chỉ vậy, BPSOS-CCA còn cố gắng thúc đẩy để xóa bỏ định kiến về vấn đề sức khỏe tâm thần vì người nhập cư và người tỵ nạn nói chung và người Việt nói riêng thường vẫn không thoải mái và xem đó là chủ đề cấm kỵ. Một mặt họ vận động các thượng nghị sĩ để có thêm kinh phí cho các chương trình về sức khỏe tâm thần, một mặt họ tìm nhiều cách để người Việt hiểu thêm và có ý thức hơn về chuyện này.


Cô Hằng Nguyễn cho biết, khi BPSOS-CCA đưa khách hàng sang các phòng khám hoặc nhân viên y tế, họ cũng cố gắng trở thành cầu nối văn hóa, giải thích một số khác biệt văn hóa, một số thói quen của người Việt.

 

Chương trình về vấn đề nhập tịch


BPSOS-CCA cũng có các chương trình về vấn đề quốc tịch: dạy tiếng Anh, dạy thi quốc tịch, hỗ trợ đăng ký nhập tịch…

Cô Hằng Nguyễn cho biết lớp học tiếng Anh của họ kéo dài 15 tuần—lâu hơn một số nơi khác—và họ cũng cung cấp các buổi phỏng vấn giả để chuẩn bị thi quốc tịch.


Vài con số


BPSOS-CCA cho biết họ giúp:

  • Hơn 2,000 thành viên cộng đồng mỗi năm.
  • Hơn 1,000 sinh viên mỗi năm.
  • Hơn 600 thợ làm móng được đào tạo mỗi năm.
  • Hơn 500 người ghi danh nhập tịch mỗi năm.
  • Hơn 11,000 khách hàng trở thành công nhân Hoa Kỳ từ năm 2000.
  • 10 workshop về y tế mỗi năm.

Cô Hằng Nguyễn nói “Trước đây khi cha mẹ tôi mới đến Mỹ, tôi tin là khi đó có nhiều chương trình có thể giúp đỡ họ nhưng họ không biết. Thế nên bây giờ tôi muốn bảo đảm là người nhập cư biết tới những chương trình này, và biết là có những cơ quan như chúng tôi giúp họ hội nhập.”


Mạch Sống