Hiện tại có rất nhiều người xem tin tức và thấy rằng sẽ không có “ngày 30 cuối năm” trong 5 năm liên tiếp từ năm 2025 đến năm 2029. Liên tục trong 5 năm không có “ngày 30 cuối năm” là hiện tượng tương đối hiếm gặp trong thiên văn học.
Vì sao trong 5 năm liên tiếp không có ngày 30 cuối năm?
Điều này cần nói về sự hình thành của “tháng sóc vọng” và các yếu tố “nhiễu động” [1] ảnh hưởng đến “tháng sóc, vọng”.
Việc có ngày “30” trong một tháng hay không phụ thuộc vào việc quan sát và tính toán chu kỳ sóc, vọng của Mặt Trăng quyết định. Vậy “tháng sóc vọng” là gì? Trong trắc lượng học thiên thể (chiêm tinh học), thuật ngữ này dùng để chỉ khoảng thời gian giữa hai thời điểm hợp sóc [2] (Mặt Trời và Mặt Trăng giao thoa) liên tục của Mặt Trăng. Nói một cách đơn giản là, từ ngày sóc này (ngày đầu tiên của âm lịch) đến ngày sóc tiếp theo, người ta gọi đó là một chu kỳ sóc vọng, tức là một tháng sóc vọng, hay còn gọi là tháng Thái âm. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng ngày “vọng” (trong các tháng đủ ngày) để làm điểm quan sát.
Một tháng sóc vọng là thời gian một chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Chu kỳ trung bình của nó là 29.530589 ngày, tức là 29 ngày, 12 giờ, 44 phút, 2.8 giây, tất cả đều không phải là số được làm tròn. Để ngày mồng Một âm lịch tương ứng với hình dáng Mặt Trăng, sao cho ngày mồng Một hàng tháng có thể đối ứng với tháng sóc [3], cho nên người ta dùng các tháng đủ, tháng thiếu để điều chỉnh. Bởi vậy, trong âm lịch có tháng 30 ngày, có tháng 29 ngày. Điều này khiến các tháng đủ, tháng thiếu trong âm lịch không cố định.
Xét trong một thời gian dài, trong một năm âm lịch, tháng có 30 ngày nhiều hơn tháng không có ngày 30, và năm có “ngày 30” cũng tương đối nhiều hơn năm không có “ngày 30.” Đó là bởi vì chu kỳ trung bình của một “tháng sóc vọng” là 29 ngày rưỡi (tức là 12 giờ, 44 phút, 2.8 giây). Theo kinh nghiệm trong quá khứ, khoảng 3-5 năm sẽ xuất hiện tình huống không có “ngày 30” vào cuối năm, ví dụ như ba năm 2013, 2016, 2022 đều không có “ngày 30 cuối năm.”
Vậy tại sao từ năm 2025 đến năm 2029, trong 05 năm liên tiếp xuất hiện hiện tượng “không có ngày 30” ? Điều này liên quan đến các yếu tố “nhiễu động” ảnh hưởng đến chu kỳ của Mặt Trăng.
Yếu tố “nhiễu động” là gì?
Lực tương tác giữa các tinh thể hình thành nên một hệ thống, và lực tác động từ các tinh thể khác sẽ sản sinh ảnh hưởng cực nhỏ đến quỹ đạo vận hành của hệ thống này, gọi là “nhiễu động.”
Do ảnh hưởng của “nhiễu động” từ các tinh thể khác đến khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất, nên độ dài của một “tháng sóc vọng” dao động trong khoảng 29.27 đến 29.83 ngày, và độ dài trung bình trong thời gian dài thường được biết đến là 29.530589 ngày.
Bắt đầu từ năm 2025, trong 05 năm liên tiếp, chu kỳ “tháng sóc vọng” sẽ xuất hiện trạng thái bất thường. Điều này cho thấy ảnh hưởng “nhiễu động” từ các tinh cầu khác trong thiên hà lên hệ thống giữa Mặt Trăng và Trái Đất cũng không theo quy luật. Đây là nhân tố phía sau khiến 05 năm liên tục không có ngày 30 cuối năm bắt đầu từ năm 2025.
Thiên tượng cho thấy điềm cát hung: hiển lộ sự trừng phạt của Thiên thượng
Vốn dĩ khoảng 3-5 năm mới có hiện tượng không có “ngày 30 cuối năm” một lần, nhưng bắt đầu từ năm 2025, sẽ không có “ngày 30 cuối năm” trong năm năm liên tiếp. Dị tượng này có phải quá nghiêm trọng rồi không?
Kinh Dịch nói: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung” (xuất hiện thiên tượng sẽ hiển lộ điềm cát hung), nếu xuất hiện thiên tượng dị thường thì không nên xem nhẹ. Tinh cầu có cự ly gần nhất và có mối liên hệ mật thiết nhất với chúng ta sẽ xuất hiện thiên tượng dị thường này. Sống trong hệ thống tinh thể như vậy, chúng ta có chịu ảnh hưởng không? ! Dù chỉ là sự nhiễu động của các tinh thể, nhưng nhận biết được những thay đổi vi tế, ví như nhìn một chiếc lá rơi biết mùa thu đến, thì mới có thể kịp thời đề phòng cẩn thận.
Chúng ta đã biết năm Giáp Thìn 2024 là “năm không có mùa xuân.” Vì chịu ảnh hưởng liên quan đến tháng Nhuận nên thời điểm Lập xuân sớm hơn đêm giao thừa và rơi vào cuối năm trước theo âm lịch. Năm Giáp Thìn cũng “không có ngày 30 cuối năm,” đêm giao thừa rơi vào ngày 29 tháng 12 âm lịch (năm 2025 theo dương lịch). Trong bốn năm tiếp theo cũng sẽ không có “ngày 30 cuối năm.” Sự chồng chất các hiện tượng của thiên thể này tương đối bất thường.
Những lời tiên tri các nhà thông linh thời cổ đại cũng như các thầy phong thủy thời hiện đại, đều chỉ ra rằng năm 2024 sẽ là một năm bất thường, rất nhiều sự việc sẽ được hiển lộ, là năm chịu “sự trừng phạt nghiêm khắc của Thiên thượng,” bệnh dịch sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn để trừng phạt kẻ hành ác. Lời tiên tri trong “Cứu kiếp bi văn” của Lưu Bá Ôn nói rằng: “nhậm nhĩ kim cương thiết la hán, trừ phi thiện nãi năng bảo toàn, cẩn phòng nhân nhân gian nan quá, quan quá thiên phiên long xà niên” (Tạm dịch: cho dù bạn là Kim Cương Thiết La Hán, chỉ có người thiện lương mới được bảo toàn tính mạng, coi chừng mọi người vẫn phải trải qua khó khăn, vượt qua được năm Thìn, Tỵ).
Có lẽ tác động mà sự biến đổi to lớn của thiên tượng này mang đến cũng phản ánh sự nhiễu động lên hệ thống Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Chúng ta vĩnh viễn không nên xem nhẹ các biện pháp dự phòng tai họa! Các nhà tiên tri đã cảnh báo chúng ta cần phải quay về gốc rễ của thiện lương, đối với mọi việc đều phải dùng đạo đức cao thượng để đo lường, dùng tâm thiện lành để hồi báo. Đây chính là “thượng sách” để bảo vệ chính mình.
Chú thích:
Nhiễu động: chỉ sự thiên lệch sản sinh trên quỹ đạo do chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn của thiên thể khác hoặc các yếu tố khác khi một thiên thể chuyển động xung quanh một thiên thể khác. Những ảnh hưởng này rất nhỏ so với lực dẫn của thiên thể trung tâm, và được gọi là nhiễu động.
Hợp sóc: dùng để chỉ việc Mặt Trời và Mặt Trăng giao nhau, trước sau ngày đầu tiên của mỗi tháng âm lịch.
Sóc nguyệt: Hình dạng Mặt Trăng khi hoàng kinh (kinh độ hoàng đạo) của Mặt Trăng và Mặt Trời bằng nhau. Lúc này, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, mặt bị che tối của nó đối diện với Trái Đất nên trên Trái Đất không thể nhìn thấy ánh trăng.
Nhẫm Thục Nhất _ Tường Vân
Trích: Báo Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét