Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Hoàn Cảnh Sáng Tác Ca Khúc “Về Đây Nghe Em” Của Nhạc Sĩ Trần Quang Lộc


HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CA KHÚC "VỀ ĐÂY NGHE EM" CỦA NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC 
Thái Salem

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới

Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Và về đây nghe gọi tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỡ bờ.

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối.

Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi.

Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương.

Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Và về đây nghe nhau thở dài trong đêm

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng mình trở về quê hương
Chở hồn mình về dòng suối mát.

Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hoan phế khi đã gặp nhau.

Ca khúc”Về Đây nghe Em” được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam…

Nói về bài hát: Về Đây Nghe Em này, Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bồi hồi kể lại :

“Tôi viết Về Đây Nghe Em năm 1969-70, thời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến tranh đang ở cao trào. Buổi tối ở Sài Gòn lúc đó thời tôi còn đi học tối thì đi đánh đàn ở các quán Bar. Thành phố Sài Gòn giới nghiêm vào khoảng 9 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, ban đêm chỉ còn lại những người lính Mỹ. Còn trong mấy quán bar chỉ còn lại những cô vũ nữ, cave… những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong những quán bar này…

Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên có cái nhìn hình như có điều gì đó ray rức trong lòng… cảm nhận có cái gì đó mình không diễn đạt được. Mình cảm nhận có một sự mời gọi để quay về với quê hương, những day dứt đó mình viết thành ca khúc Về Đây Nghe Em.”

Thái Salem

Nhạc Vàng


Kính mời quý vị thưởng thức 




Về Đây Nghe Em

VỀ ĐÂY NGHE EM 
Trần Quang Lộc 

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị thưởng tức 




Ốc Ma Nướng, Món Nhậu Miền Dân Dã

ỐC MA NƯỚNG, MÓN NHẬU MIỀN DÂN DÃ
Khói Lam Chiều 

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị thưởng thức 




Thí Sinh Hài Nhất Quả Đất Chinh Phục Cả Ba Giám Khảo Hoài Tâm, Hồng Đào,...

THÍ SINH HÀI NHẤT QUẢ ĐẤT
Hoài Tâm Official 

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị thưởng thức 




Travel Tampa Florida - Explore The Florida Botanical Gardens

TRAVEL TAMPA FLORIDA - EXPLORE THE FLORIDA BOTANICAL GARDEN
Family travel

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị theo dõi 




Circus. The Show Of Different Animals. Bisons, Kangaroos, Ostriches & Gi...

CIRCUS - THE SHOW OF DIFFERENT ANIMALS. BISONS, KANGAROOS, OSTRICHES & GIRAFFE
Magic Of Circus

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị thưởng thức 




Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

10 Điều Thú Vị Về Nước Mỹ

 


10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NƯỚC MỸ 
Ben Khôi

Hơn hai tháng ở xứ người, khi nhớ lại những trải nghiệm trên những cung đường khác nhau, tôi mới hay Mỹ có nhiều điều đáng học hỏi từ chính thói quen sinh hoạt.

image
Siêu thị Mỹ nào cũng có quầy bánh mì và bánh ngọt phong phú với giá rẻ

image
Không có cá tươi sống trong các siêu thị Mỹ

image
Ngưỡi Mỹ thích ăn bánh ngọt

image
Gia vị châu Á và các loại rau châu Á chỉ có thể tìm thấy trong chợ của người Việt & Hoa

1. Giấy - khăn lau đa năng!

image

Trong nhà người Mỹ, giấy là thứ được dự trữ nhiều nhất. Người Mỹ không sử dụng giẻ vải lau bếp hay đồ đạc mà sử dụng giấy là “giẻ lau” đa năng. Ngoài giấy cuộn khổ lớn, người Mỹ nào cũng dự trữ vài hộp khăn ướt - tẩm sẵn cồn diệt khuẩn - trong nhà. Giấy tẩm cồn lau sạch tất cả: từ bàn ghế, đồ công nghệ số đến bếp lò và cả bồn cầu!

2. Đồ ăn Mỹ vừa rẻ vừa tiện

image

Đồ ăn kiểu Mỹ bày bán khắp nơi và giá rất rẻ. Từ hamburger, bánh khoai tây chiên đến bánh ngọt các kiểu cũng chỉ vài đô la là có một bữa no. Cà phê Mc Donald ly lớn nhất cũng chỉ có giá 1 USD thôi.

Thế nhưng muốn ăn món  Á (hay Việt Nam) phải đến nơi tập trung người Việt hoặc phổ biến là đến China Town. Một bữa ăn kiểu Á tốn ít nhất 10 USD/người (nếu chỉ ăn một món) hay hơn 20 USD/người (nếu chọn kiểu cơm gia đình), chưa kể tiền tip (từ 10%-15% trên hóa đơn, tùy từng nơi).

Các “chợ” bán thực phẩm Mỹ luôn gần khu dân cư, giá rẻ (đặc biệt là thịt gà).  Còn các “chợ” Việt Nam - thực tế là các cửa hàng tạp hóa của người Việt - thường ở rất xa (chỉ tiện với người có xe hơi), giá thực phẩm lại cao (một gói rau thơm giá 1 USD, một trái dừa 2 USD, một bó rau muống 7 - 8 USD).

image
Muốn ăn món Việt phải đi xa và trả nhiều tiền hơn

3. Người Mỹ không ngủ trưa

image

Từ Massachusetts đến New York hay Washington DC, tôi thấy người Mỹ không có thói quen ngủ trưa. Ngay cả người Việt sống tại đây cũng thế. Dù làm việc tại công sở hay làm nghề tự do, người Mỹ dành thời gian ăn trưa rất ngắn - ăn tại chỗ hoặc ăn ngoài công viên gần nơi làm việc.
Thức khuya hay dậy sớm là tùy theo thói quen của mỗi nhà, nhưng người Mỹ chỉ ngủ một giấc vào buổi tối.

4. Phải luôn biết cảm ơn

image

“Thank you" - cảm ơn - là câu cửa miệng của người Mỹ trong mọi việc và đây là nét văn hóa đáng học hỏi. Đặc biệt ấn tượng là thói quen cảm ơn người tài xế lái xe bus của người Mỹ mỗi lần họ xuống xe. 

Khi xuống xe, ngang qua chỗ tài xế ngồi, ai cũng đều nhìn ông (bà) tài xế và nói câu cảm ơn, có khi còn kèm theo lời chào “good day” (nếu là ban ngày) hay “good night” (nếu là ban đêm).

5. Xếp hàng là điều bình thường

image
Người dân vui vẻ xếp hàng dù phải chờ cả tiếng trước một cửa hàng hải sản Ý giá rẻ

Mua hàng, trả hàng, vào nhà hàng quán ăn hay thậm chí vào toilet..., ở đâu người Mỹ cũng có thói quen xếp hàng. Ở bến xe bus hay tàu điện ngầm, dù không xếp hàng, nhưng người Mỹ cứ ai đến trước lên trước, ai đến sau lên sau trong trật tự.

image

Tuy nhiên, ở những bến xe bus lúc nào cũng đông người chờ đợi như Hay Market (trung tâm Boston) đôi khi những người mất công chờ đợi phía trước (xe bus ở Mỹ chỉ mở cửa trước cho khách lên vì từng khách phải quẹt thẻ mua vé) bị thua thiệt vì nhóm khách hàng đến trễ luôn thích đập cửa sau đòi mở và người tài xế phải nhượng bộ.

6. Nhiều... thùng rác!

image
Muốn sạch phải có thùng rác và thùng rác luôn có người dọn dẹp

Người Mỹ rất thực tế. Để giữ sạch sẽ đường phố, họ luôn để những cái thùng rác to, không có nắp trên khắp các con phố để khách bỏ rác. Ở các “chợ” hay “mo” (mall: trung tâm thương mại), phi trường… cũng thế, các thùng rác to luôn để sẵn ở nhiều nơi, thậm chí có loại thùng phân loại sẵn chỗ để rác hữu cơ, chỗ để giấy và chỗ để chai nhựa.

image
Cách thiết kế và trưng bày thùng rác tạo cảm giá sạch sẽ cho người sử dụng

Tính thực tiễn của người Mỹ còn thể hiện ở chỗ: trong các toilet công cộng, khi sử dụng bồn cầu xong, khách vừa đứng dậy là bồn cầu tự xả nước luôn, khỏi cần khách tìm chỗ giật nước.

7. Bảng hiệu rõ ràng ngắn gọn

image
Bảng chỉ dẫn rõ ràng với màu xanh là nét đặc trưng trên các nẻo đường của Mỹ

Trên các con đường khác nhau ở Mỹ, dù đường nhỏ hay đường cao tốc, các bảng hiệu chỉ dẫn luôn được viết chữ màu trắng trên nền xanh rất rõ ràng và đặt ở tầm cao đập vào mắt tài xế. Nội dung luôn viết ngắn gọn, kèm theo hình vẽ để người lái xe nhận diện từ xa.

image
Bảng cảnh báo tốc độ hạn chế trong đường hầm xuyên qua trung tâm Boston

Khi đi vào đường hầm xuyên thành phố Boston, bảng chỉ dẫn hạn chế tốc độ cũng đặt trên cao và ghi vắn tắt: Speed limit 45.
Trong các bảo tàng hay khu vui chơi công cộng cũng thế: bảng chỉ dẫn luôn ngắn gọn và kèm theo hình vẽ dễ nhận diện.

8. Người khuyết tật được ưu tiên

image
Người Mỹ ưu tiên người khuyết tật bằng chính sách cụ thể trong đời sống 

Không dùng khẩu hiệu, người Mỹ thể hiện chính sách ưu tiên người khuyết tật trong đời sống: bãi đậu xe hơi ở bất kỳ đâu cũng dành chỗ đậu gần điểm đến nhất cho người khuyết tật, kế đến là chỗ đậu xe dành cho bà mẹ có con nhỏ.

Bất kỳ điểm công cộng nào ở Mỹ cũng có lối đi/thang máy/toilet… dành riêng cho người khuyết tật với bảng chỉ dẫn rõ ràng. Trong các siêu thị còn có sẵn xe dành cho người khuyết tật, giúp họ di chuyển dễ dàng giữa các line hàng. Người khuyết tật ở Mỹ cũng đi xe bus dễ dàng, vì cửa trước xe bus thiết kế sẵn tấm ván (hạ xuống và nâng lên tự động) để người khuyết tật di chuyển xe lăn.

image

Dự buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học, song song với phần đọc diễn văn của các giáo sư và sinh viên, tôi thấy trên sân khấu bố trí một cái bục riêng để một nhóm người thay phiên truyền các ký hiệu ngôn ngữ bằng tay, giúp người câm điếc có thể theo dõi nội dung buổi lễ.

9. Xe hơi là rác thải khổng lồ

image

Phần đông người dân Mỹ đều sắm xe hơi riêng vì việc đi từ chỗ này đến chỗ kia thường xa và hiếm bang có xe công cộng. Giá xe hơi ở Mỹ rẻ, người nghèo cũng có thể mua xe cũ với giá vài ngàn, còn người có hơn 10 ngàn đô cũng có thể sắm một cái xe mới tinh, vì thế sắm xe hơi ở Mỹ cũng giống như sắm xe máy ở Việt Nam.

image

Du lịch vùng đông bắc Mỹ, có thể thấy xe hơi đậu thành dãy khắp các bãi đất trống… giống như đồ chơi. Ở nhiều con đường trung tâm thành phố Chelsea và Washington DC, người dân để xe hơi suốt ngày suốt đêm trước cửa nhà. Chỗ đậu xe hơi trong các thành phố lớn ở Mỹ thường là của hiếm, hoặc có cũng rất đắt và ngay tại Boston - thủ phủ của bang Massachusetts - người dân có xe hơi cũng phải vào trung tâm bằng bus hay tàu điện ngầm.

Với đà tiêu thụ mỗi năm 16 - 17 triệu chiếc xe hơi/năm, có thể nói Mỹ là nơi chứa rác thải xe hơi lớn nhất trên thế giới!

10. Khu nhà ở nói lên địa vị xã hội

image
Giá trị một căn nhà ở Mỹ phụ thuộc vào vị trí và khu vực dân cư

Tuy phân biệt chủng tộc là điều cấm kỵ và đã được đưa vào luật pháp của Mỹ, người Mỹ vẫn âm thầm thu xếp cuộc sống theo kiểu: dân Mỹ trắng chỉ sống trong khu trung lưu hoặc thượng lưu, còn dân Mỹ đen và dân mới nhập cư từ các châu lục thường sống trong khu “ổ chuột”.

Vì thế thành phố nào của Mỹ cũng phân cấp làm nhiều khu mà chỉ cần nói nhà ở đâu là mọi người sẽ ngầm biết địa vị xã hội của người đó. Giá nhà tại Mỹ không tùy thuộc vào diện tích đất hay cách xây dựng mà tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà ở khu nào.

image

Khu thượng lưu dành cho người giàu thường tọa lạc ở trung tâm thành phố, nhưng bên cạnh đó  luôn tồn tại khu ổ chuột dành cho người nghèo. Chẳng hạn, ở Boston, nhà ở Beacon Hill (ngay trung tâm) có giá vài triệu USD một căn, nhưng thuê nhà hay mua nhà ở Dorchester (khu vực lân cận Boston) thì giá rất rẻ vì khu vực này bị xem là “ổ chuột”.

Tương tự, khu tây Buffalo (bang New York) bị liệt vào “khu ổ chuột” của thành phố này, có căn nhà giá chỉ 1.000 USD. Ở New York city (bang New York) có  Brooklyn là khu  ổ chuột - đối lập với Manhattan là khu thượng lưu.

Ben Khôi

Báo Mai


Mơ Thấy Mình Là Người Việt Nam

 

Hình minh họa

MƠ THẤY MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT NAM 
Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người Việt Nam!


image

Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm 2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch” (Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.


image

Trong tất cả các lãnh vực trên, ở đâu Sontag cũng để lại những dấu ấn sâu sắc. Ngày bà mất, nhiều tờ báo lớn khen bà là một trong những người có tính khiêu khích và ảnh hưởng lớn nhất trong thế hệ của bà, thế hệ những người sinh ra trong thập niên 1930 và trưởng thành trong thập niên 1960, thời điểm của nhiều cuộc cách mạng văn hoá, chính trị và xã hội, trong đó, trung tâm là sự xuất hiện của phong trào tự do tình dục, phong trào nữ quyền cũng như sự thức tỉnh của quần chúng (đặc biệt qua các cuộc xuống đường của thanh niên sinh viên tại Pháp vào năm 1968).

Trong các hoạt động của Sontag, đáng kể nhất là các hoạt động phản chiến: Bà tham gia biểu tình rồi thuyết trình rồi xuất hiện trên các cơ quan thông tin đại chúng phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhờ uy tín của một nhà văn và nhà báo, một giáo sư và một diễn giả có tài hùng biện, bà dần dần trở thành một trong những gương mặt phản chiến tiêu biểu nhất tại Mỹ trong nửa sau thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970.


image

Năm 1968, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Susan Sontag, qua đó, lợi dụng tiếng tăm của bà để thu phục nhân tâm tại Mỹ, nhà cầm quyền miền Bắc đã mời Sontag sang thăm Việt Nam trong hai tuần, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 5. Về lại Mỹ, bà viết cuốn “Trip to Hanoi” (Chuyến đi Hà Nội), thoạt đầu đăng trên tờ Esquire vào cuối năm 1968; sau, in trong cuốn “Styles of Radical Will” năm 1969; sau nữa, in riêng thành một cuốn sách mỏng.

Trong cuốn sách mỏng, chưa tới 100 trang ấy, Sontag ghi chép lại những gì bà nghe, thấy và suy nghĩ về Việt Nam. Dù ở Việt Nam chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng với óc quan sát tinh tế, Sontag cũng ghi nhận được rất nhiều những nét khác biệt văn hoá giữa miền Bắc và Tây phương. Không phải điều gì cũng làm bà hài lòng. Bà không thích những cách nhìn hẹp hòi, một chiều và cứng nhắc, đầy tính công thức của những cán bộ và trí thức bà được gặp. Nhưng nói chung, bà không giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với lòng yêu nước và sự anh hùng của họ. Cuối cuốn sách, bà cho chuyến đi thăm Hà Nội đã mở rộng tầm mắt của bà. Bắc Việt được xem như một Cái Khác Lý Tưởng (ideal Other) đối lập với một nước Mỹ đang phản bội lại chính những lý tưởng thời lập quốc của mình.


image

Cùng với cuốn Hanoi (1968) của Mary McCarthy, cuốn sách của Sontag đã gây ảnh hưởng lớn lên giới trí thức, sinh viên và quần chúng Mỹ, góp phần làm cho phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao, và cuối cùng, đủ để tạo thành sức ép nặng nề lên chính phủ Mỹ khiến chính phủ phải tìm mọi cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Chắc chắn Bắc Việt lúc ấy vô cùng cảm kích trước món quà to lớn của Susan Sontag. Trong những lời tuyên truyền của chính phủ Việt Nam cho nhiều người Tây phương, kể cả người Mỹ, cũng ngưỡng mộ Việt Nam và ao ước được sinh ra là người Việt Nam, không chừng có cả hình ảnh của Sontag.

Có điều, đó không phải là toàn bộ sự thật.


image

Mới đây, tôi đọc cuốn “As Consciousness Is Harnessed to Flesh” bao gồm nhiều trích đoạn từ các cuốn nhật ký và sổ tay Susan Sontag viết trong những năm từ 1964 đến 1980 do con trai của bà, David Rieff biên tập, được Farrar Straus Giroux xuất bản tại New York năm 2012. Trong cuốn này có một số đoạn ghi chép của Sontag thời gian thăm viếng Hà Nội. Một số ghi chép đã được sửa và phát triển thành cuốn Trip to Hanoi; nhưng một số khác thì không. Tôi thích những đoạn không được đưa vào sách, hoặc đưa, nhưng bị sửa chữa khá nhiều: Chúng thực hơn.

Chẳng hạn, bà ghi nhận, tất cả những người Việt Nam bà được gặp, dù toàn là những trí thức hàng đầu và những cán bộ lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất, đều có những cách nói và nội dung giống hẳn nhau (tr. 240), khiến bà cảm thấy bà chẳng học hỏi được gì ở họ (tr. 241). Nói chuyện với họ, nhiều lần bà tự hỏi: Liệu họ có tin những gì họ nói? (tr. 242). Bà có cảm giác họ như những đứa con nít đẹp đẽ, ngây thơ và bướng bỉnh (tr. 242). Nói chuyện, lúc nào họ cũng khẳng định, không bao giờ biết nghi vấn điều gì (tr. 245). Bà so sánh Bắc Việt và Cuba và thừa nhận bà thích Cuba hơn hẳn Bắc Việt: Bà cảm thấy những người cộng sản Cuba “người” hơn, thân thiện hơn, hoạt bát hơn (tr. 245-6).


image

Sau này, từ những năm cuối thập niên 1970, quan điểm của Susan Sontag về chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn toàn. Trong một cuộc họp tại Town Hall ở New York vào năm 1982, bà nói một câu gây chấn động giới khuynh tả Tây phương: “Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người” (Communism was fascism with a human face). Bà lớn tiếng phê phán giới trí thức Tây phương, đặc biệt những người khuynh tả - vốn là các “đồng chí” của bà - là họ vô trách nhiệm trước những tội ác do cộng sản gây ra và vô lương tâm trước các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, bao gồm những người phản kháng và những người tị nạn, những người bị giết chết và những người bị tù đày.


image

Một lần, đi xa hơn, bà cho các trí thức khuynh tả đã nói dối về thực trạng các nước cộng sản; sau đó, bà khẳng định: “Người ta phải chống lại chủ nghĩa cộng sản: Nó đòi chúng ta phải nói dối” (One must oppose communism: it asks us to lie).


image

Trong những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người Việt Nam mà bộ máy tuyên truyền của Việt Nam không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc


Lâu Đài Thời Trung Cổ Hơn 1,000 Năm


LÂU ĐÀI THỜI TRUNG CỔ HƠN 1,000 NĂM
Michael Wing  _  Thanh Vy

 mt ngôi làng nh cách Paris 5 tiếng v phía nam và cách thành ph Toulouse khong 2 tiếng rưỡi v phía bc, có mt tòa lâu đài rt c kính và trang nhã, nơi ch nhân ca nó đang sinh sng.


Các thế hệ trong gia đình họ đã sống ở đây suốt nhiều thế kỷ, chào đón những vị khách muốn được du hành về quá khứ.


Tòa lâu đài có tên Château de Bonneval, đặt theo tên của những người đã coi nơi này là nhà suốt hơn một ngàn năm qua.


Vào năm 1996, đôi vợ chồng quý tộc trẻ tuổi thông minh đã có bước đi táo bạo để tiếp nối truyền thống gia đình bằng cách sinh sống ở đây và bảo tồn di sản mà họ được thừa kế: tòa lâu đài trung cổ này.


Những bức tường, khuôn viên, và những căn phòng có niên đại hàng thế kỷ của Château de Bonneval ngày nay đang kể một câu chuyện xuyên thời gian.


Đến Coussac-Bonneval bằng xe hơi, ở vùng ngoại ô của ngôi làng Pháp nhỏ bé vượt thời gian này, người ta sẽ dễ dàng bỏ qua nhà máy gốm sứ Limousin thô sơ được tái sử dụng nằm dọc con đường chính, nơi “vàng trắng” (ngụ ý gốm sứ) từng làm nên danh tiếng của vùng này vào thế kỷ 19.


Đồ gốm từng là công việc kinh doanh của hầu tước Hippolyte de Bonneval. Vào khoảng những năm 1830, ông đam mê công việc này đến nỗi đã từ bỏ tước hiệu công tước để có thể tiếp tục việc kinh doanh.


Ngày nay, bà Marta de Bonneval, 59 tuổi, nữ hầu tước hiện tại của Lâu đài Château de Bonneval, tin rằng lúc bấy giờ đồ sứ không được nhà vua coi là vật phẩm “quý.” Ngài Hippolyte “đã từ chối đóng cửa doanh nghiệp sứ của mình dù công việc này bị xem là thấp kém so với địa vị của ông,” bà chia sẻ.


“Đây là lý do tại sao tước hiệu cao nhất của gia đình vẫn là ‘Hầu tước,’” bà cho hay và nói thêm rằng đó là “dưới Công tước một bậc.” “Và gia đình họ không được mời đến sống trong cung điện hoàng gia ở Paris.”


BMBM


Bà cho hay mặc dù ngài Hippolyte không phải là công tước, nhưng ông là vị tướng từng giành nhiều chiến thắng trong các trận chiến cho Vua Napoleon và là cố vấn đáng tin cậy của nhà vua cho đến cuối triều đại.”


Bà và phu quân, hầu tước Geraud de Bonneval, hiện 61 tuổi, đồng sở hữu, sinh sống và quản lý tòa lâu đài đáng ngưỡng mộ này ở Coussac-Bonneval suốt gần 30 năm qua.


Nhìn ngược về quá khứ, thật khó có thể tưởng tượng lâu đài này đã xuất hiện như thế nào khi lần đầu tiên nó được xây dựng là trên tàn tích của một biệt thự La Mã cổ đại, khoảng năm 980 Công Nguyên. Chỉ nghe truyền thống gia đình truyền miệng lại rằng ngày đó nó là một pháo đài bằng gỗ kiên cố ra sao.


BM


Ngày nay, khi đi qua ngôi làng này, bạn sẽ thoáng thấy những tháp tròn thời trung cổ với mái nhọn hình nón nhô lên giữa các khoảng trống của các dãy nhà. Lâu đài này đã trở thành một phần quen thuộc của phong cảnh nơi đây. Nữ hầu tước cho biết phần lớn diện mạo của tòa lâu đài trung cổ và các cấu trúc bằng đá này được xây dựng từ thế kỷ 14, vào thời điểm đó nơi này đã trở thành “một pháo đài trung cổ thực sự.”


Những kỷ vật gợi nhớ về nguồn gốc từ thời phong kiến của tòa lâu đài hiện hữu ở khắp nơi: Cây cầu kéo kỳ vĩ với những tay kéo vẫn treo những sợi xích sắt khổng lồ. Bốn bức tường đá đồ sộ tạo thành tuyến phòng ngự kiên cố bao quanh mặt sàn hình vuông vẫn đứng vững chãi. Những tháp trống (drum tower) hình tròn có thể nhìn ra từng góc. Rãnh đất bao quanh cho thấy dấu tích của hào chiến, nơi từng đặt đầy chông nhọn thay vì nước để ngăn chặn những kẻ xâm lược. Tất cả các chi tiết [trang trí] cầu kỳ và thanh lịch của những thế kỷ sau này khó có thể che giấu những đặc điểm táo bạo đó mà các chủ nhân của tòa lâu đài này cũng không muốn như vậy. Hoàn toàn ngược lại.


Và còn hơn thế nữa. Ngày nay, du khách có thể bước vào hầm ngục tối của tòa lâu đài một căn phòng có tầm quan trọng đặc biệt ở Pháp vào thời trung cổ.


“Có một hiểu lầm phổ biến rằng [căn hầm] là nhà ngục của tòa lâu đài,” nữ hầu tước chia sẻ. Nhưng thực tế thì không phải vậy, mà đúng hơn, nó “là căn phòng an toàn của lâu đài. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng và là nơi ẩn náu của phụ nữ và trẻ em trong trường hợp lâu đài bị tấn công.”


BMBM


Trải qua nhiều thế kỷ, các lãnh chúa quý tộc của Château de Bonneval ngày càng trở nên có uy tín với một ngoại lệ đáng để bàn luận là Thống đốc Bonneval bảnh bao sống vào thế kỷ 18 song song với đó, lâu đài này cũng từng trải qua nhiều lần lột xác hoàn toàn.


Vào năm 1470, nhờ ông Antoine de Bonnoval mua lại các vùng đất xung quanh mà pháo đài và thị trấn này đã được hợp nhất thành một. Nữ hầu tước de Bonneval cho biết “Chính nhờ ông ấy mà đến ngày nay, thị trấn này mới được gọi là Coussac-Bonneval.”


Tiếp đến là ông Gabriel de Bonneval, vào khoảng năm 1569, khi nước Pháp đang bị các cuộc chiến tranh tôn giáo chia cắt. Trong căn phòng mà nhà vua từng ngủ lại vẫn còn lưu giữ những đóng góp của ông Gabriel như một lời nhắc nhở. Ông Gabriel đã hoàn thành bổn phận của mình với Hoàng tử Henri thời đó bằng cách phục vụ trong quân đội và để ăn mừng chiến thắng, vị hoàng tử mà sau này sẽ kế nhiệm ngai vàng đã ban đặc ân cho căn phòng này bằng cách nghỉ qua đêm tại đây.


Du khách thường muốn được chiêm ngưỡng căn phòng hoàng gia trang hoàng xa hoa này, căn phòng vốn được đặt tên để tôn vinh một vị vua. Nhưng đối với gia tộc Bonneval, căn phòng ngủ này thực sự là “ngôi sao” của chương trình tham quan lâu đài: từng thuộc sở hữu của vị tổ tiên nổi tiếng bốc đồng đó (Thống đốc Bonneval) người nổi tiếng nhất trong gia tộc nhà Bonneval.


Sinh năm 1675, Bá tước Claude Alexandre de Bonneval được biết đến với cái tên Bonneval “Pasha” (Thống đốc Bonneval).


BM


“Ban đầu ông là sĩ quan trong Đội Cận vệ Hoàng gia của Vua Louis XIV, còn gọi là Vua Mặt trời, nhưng xảy ra bất hòa với nhà vua và ông đã rời đến Áo,” nữ hầu tước chia sẻ, và đề cập rằng “có lẽ đây là vị tổ tiên nổi tiếng nhất của chúng tôi.”


“Ông là một chiến binh, một người đào hoa, và là người từng đi khắp thế giới,” bà cho hay và nói thêm rằng ông kết giao với nhà văn hào hoa Casanova, triết gia Montesquieu, và triết gia Voltaire.


Hình ảnh về vị Thống đốc này được hình thành rõ nét khi ông làm cho một vị vua khác nổi giận. Rốt cuộc, khi đang là vị tướng phục vụ cho Hoàng đế Habsburg, ông phải chạy trốn đến Đế chế Ottoman để bảo toàn tính mạng.


“Cuối cùng, trong mắt Pháp và các đồng minh ông đã trở thành kẻ phản bội,” bà nói.


Nhưng tính phiêu lưu của ông không dừng lại ở đó. Khi đến Istanbul, ông cải sang đạo Hồi và giúp hiện đại hóa quân đội của họ, thậm chí còn thành lập trường quân sự đầu tiên. “Sau cùng, ông được trao tặng quân hàm ‘Three Tailed Pasha’, danh hiệu quân sự cao nhất trong Đế chế Ottoman,” nữ hầu tước cho biết.


Ngày nay, bức chân dung lãng mạn của vị Pasha đội khăn turban và đeo dao găm theo nghi lễ vẫn được treo trong phòng ngủ của ông ở lâu đài.


Quá trình tìm lại lịch sử của gia đình họ có thể thực hiện được là nhờ vào kho lưu trữ phong phú của lâu đài, với khoảng 30,000 tư liệu về gia đình. Tuy vợ chồng hầu tước đều sinh ra ở Brazil, và cũng kết hôn ở đó, nhưng họ cảm thấy có nghĩa vụ phải tiếp quản và bảo tồn di sản gia đình nên đã ở lại Pháp vào năm 1996. Họ nhận thấy nhiệm vụ của mình là bảo tồn di sản đó cho các thế hệ tương lai.


BMBM


Hầu hết các bảo vật gia truyền của Pháp và một vài món đồ của Brazil được xếp dọc theo các hành lang có các ô cửa sổ kính màu bao quanh, nơi từng là đường vành đai trong của lâu đài. Cuộc cải tạo vào thế kỷ 18 giúp loại bỏ một số yếu tố về thời tiết như một phần trong cam kết hiện đại hóa toàn diện.


Những tấm thảm treo dọc khắp hành lang mô tả khung cảnh thời trung cổ và trưng bày nhiều gia huy cao quý. Các bộ giáp phục đứng trong tư thế như đang canh gác. Vẻ sang trọng của cung điện được thể hiện ở các phòng trưng bày bên trong, với những bức tường được bao quanh bằng các cột trụ liền tường, những tấm gương, và đường viền mạ vàng, trần nhà được trang trí bằng các bức bích họa hình tròn theo phong cách baroque.


Một cặp tác phẩm nghệ thuật mà nữ hầu tước tự hào nhất được đặt trong nhà nguyện của gia đình: hai thiên thần bằng gỗ, cao gần 2m, ở hai bên bệ thờ. “Chúng được ông Bouchardon chế tác,” bà cho biết khi đề cập đến điêu khắc gia người Pháp nổi tiếng với các tác phẩm của ông ở Versailles. “Có được một số tác phẩm của ngài ấy trong nhà nguyện của chúng tôi là một vinh dự lớn lao.”


Gia đình Bonneval háo hức giới thiệu “ba thời kỳ vĩ đại” trong quá trình phát triển dẫn tới diện mạo hiện tại của lâu đài này rất đáng chú ý và độc đáo.


BM


Đầu tiên, như đã đề cập ở trên, lâu đài này từng là một pháo đài thời trung cổ cho đến thế kỷ 14.


Thứ hai, nơi đây đã trở thành “một không gian nghệ thuật và sang trọng vào thế kỷ 16, lấy cảm hứng từ nghệ thuật thời kỳ Phục hưng Ý,” nữ hầu tước chia sẻ.


Phương diện này nổi bật nhất là ở phần sân trong được trang trí bằng nhiều kiểu cột mô phỏng khác nhau, tạo thêm điểm nhấn đặc biệt.


Không nghi ngờ gì nữa, khoảng sân này chính là yếu tố kiến trúc thú vị nhất của tòa lâu đài, nữ hầu tước cho biết. Thực sự hiếm có lâu đài thời Trung cổ nào sở hữu một sân trong mang phong cách Phục hưng.


Thứ ba và cũng là điều cuối cùng, lâu đài này trở thành một tòa nhà uy nghi với không gian sáng sủa và chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái. Một cuộc hiện đại hóa quy mô lớn vào thế kỷ 18 đã chứng kiến những cánh cửa kiểu Pháp và 18 cửa sổ chớp xuyên thủng bức tường phía tây từng không thể xuyên thủng một thời.


Bóng tối của pháo đài phong kiến đã nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới, thổi vào lâu đài khí sắc và ánh sáng.


BM


Đường điện, hệ thống nước hiện đại, hệ thống sưởi được lắp đặt vào những năm 1920, đã nâng cấp toàn diện lâu đài.


“Ngày nay, khi dạo quanh lâu đài, người ta có thể thấy được những thời kỳ khác nhau mà tòa lâu đài này đã trải qua,” nữ hầu tước nói. “Mỗi thế hệ lại bổ sung hoặc thay đổi bố cục nội thất cho phù hợp với nhu cầu của thời đại.”


Đối với gia tộc Bonneval, bảo tồn tòa lâu đài trong thế kỷ 21 là mục đích của họ. Và rõ ràng là họ đã thành công.


Bà cho hay hai vợ chồng đã đục những bức tường dày gần 4m để lắp đặt các tiện nghi hiện đại nhất, và nói thêm rằng mọi biện pháp đều được thực hiện để bảo tồn vẻ truyền thống. “Cuối cùng, chúng tôi đã bổ sung các thiết bị nhà bếp hiện đại và Internet bên trong lâu đài.”


Cộng đồng nơi đây đã trở thành những vị khách thân thiết và cùng phát triển với gia tộc Bonneval. Họ tổ chức đám cưới cổ tích, các chương trình nghệ thuật, và lễ hội. Trong khi sinh sống ở đây, hai vợ chồng còn tổ chức các chuyến tham quan lâu đài.



Michael Wing  _  Thanh Vy


Báo Mai