10 THÓI QUEN XẤU KHIẾN BẠN KHÔNG KHÁ LÊN ĐƯỢC, BẢO SAO CỨ MÃI NGHÈO
Thanh Ngọc
Nếu bạn muốn trở thành người giàu, hãy dừng ngay những thói quen độc hại này nhé!
Có những sự khác biệt đáng kể giữa thói quen của những người giàu và người nghèo. Và đây có thể chính là những lý do khiến bạn mãi “nghèo khỉ”:
1. Không gặp người mới
Hầu hết những người đạt được sự ổn định về tài chính đều nỗ lực hết sức để có thể tạo ấn tượng tốt về bản thân và duy trì nó.
Họ cũng không quên chúc mừng những người quen mới (và cả những người cũ) vào những ngày lễ và những ngày quan trọng khác.
2. Tin vào số phận
Trong một số trường hợp, bạn có thể dựa vào may mắn hoặc số phận nhưng nó rất hiếm. Đối với những vấn đề thực sự quan trọng người giàu cho rằng họ tự quyết định con đường phát triển của mình.
Trong khi đó, 90% người nghèo đổ lỗi cho số phận vì những bất hạnh của họ và những yếu tố khác mà họ không thể kiểm soát. Và để cải thiện hạnh phúc của mình, họ đầu tư tiền vào bói toán mê tín và vé số thay vì học hành.
3. Ghét công việc bản thân đang làm
“Tôi yêu những gì tôi làm!” Đây là điều mà 85% những người thành công về mặt tài chính đã nói.
Người nghèo càng thấy chính công việc cũng đang chống đối họ. Với thái độ như vậy, có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng thực sự quá khó để tăng thu nhập. Nếu bạn không thích công việc bạn đang làm, bạn nên thay đổi nó thay vì chỉ biết than vãn.
4. Không chú ý đến sức khỏe của chính mình
Những người giàu, họ thường dành nhiều thời gian cho sức khỏe của họ. Điều này bao gồm thăm khám bác sĩ, lối sống lành mạnh, hoạt động thể thao (76% người thành công tập thể dục 4 lần/tuần), chế độ ăn uống cân bằng và không có thói quen xấu.
Trong số những người có thu nhập thấp, chỉ 13% nhận thấy mối liên hệ giữa sức khỏe tốt và thành công.
5. Không chấp nhận rủi ro
Chỉ 6% người nghèo đồng ý chấp nhận rủi ro để cải thiện tình hình tài chính của họ. Và hơn 50% những người giàu tham gia thử nghiệm đã đồng ý chấp nhận rủi ro tương tự.
Hơn thế nữa, nhiều người giàu nhận thấy rằng ít nhất một lần trong đời chấp nhận rủi ro dẫn đến thất bại lớn, nhưng họ cố gắng bước tiếp thay vì cố giữ bản thân an toàn.
6. Xem các chương trình thực tế
Trong số những người ít tiền, 78% cho biết họ muốn xem chi tiết cuộc sống riêng tư của người khác. Ngược lại, trong số những người giàu, chỉ có khoảng 6% xem các chương trình thực tế.
Điều đáng nói là những người giàu không thích TV cho lắm và nhiều người trong số họ chỉ xem nó chưa đến 1 giờ mỗi ngày.
Tương tự, trên Internet cũng vậy: những người thành công thường dành ít hơn một giờ để lướt mạng trừ khi nó liên quan đến công việc.
7. Không đọc nhiều
Nhà văn nổi tiếng người Nga Dostoyevsky từng nói: “Không đọc nghĩa là không suy nghĩ”. 88% người giàu đồng ý với quan điểm này.
Họ đọc sách về phát triển bản thân, tài liệu chuyên môn và tài liệu lịch sử ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chỉ 2% người nghèo dành nhiều thời gian này để đọc.
8. Thức dậy muộn
Hơn một nửa số doanh nhân có thu nhập cao thức dậy ít nhất 3 giờ trước khi bắt đầu ngày làm việc của họ, tức là vào khoảng 5 giờ sáng. Họ dành thời gian vào buổi sáng để lập kế hoạch những việc họ cần làm, làm các dự án cá nhân của họ (nếu họ làm việc cho các công ty lớn) và tập thể thao.
Nhiều người thành công dành 10-15 phút để thiền hoặc đơn giản là suy nghĩ về điều gì đó trong sự tĩnh lặng. Thức dậy sớm không có nghĩa là ngủ không đủ giấc. 89% những người giàu có ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và họ đi ngủ vào thời gian được khuyến nghị: từ 9 đến 10 giờ tối.
9. Giao tiếp với những người nhiều chuyện
96% những người có thu nhập thấp quen biết một người thích buôn chuyện hoặc hay phàn nàn về cuộc sống của họ.
Những người thành công giao tiếp với những người tích cực và có thể truyền cảm hứng cho họ làm điều gì đó. Bạn có thể dễ dàng tăng số lượng những người như vậy xung quanh mình bằng cách đến thăm các sự kiện văn hóa, làm công việc tình nguyện hoặc trở thành thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận.
10. Chi tiêu quá nhiều
Hầu hết những người nghèo chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Bạn có thể biết những người mua xe hơi, điện thoại đắt tiền và những thứ khác bằng hình thức trả góp, mặc dù họ không đủ khả năng mua và không thực sự cần chúng. Những người giàu có thường tuân theo hệ thống phân phối thu nhập này:
20% - tiết kiệm tài khoản
25% - trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp
15% - thực phẩm
10% - giải trí
5% - dịch vụ xe hơi
Phần còn lại của số tiền được chi cho quần áo, thuốc men và giáo dục.
Thanh Ngọc - Ngôi Sao VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét