Ảnh minh hoạ: Pixabay.
TẤM VÉ MỘT CHIỀU VÀ CON TÀU ĐẾN CHIẾN TRANH LẠNH
Văn Sơn
Việc Nga xâm lược Ukraine đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho hàng chục triệu người, và còn có một điều mà chúng ta hoàn toàn chắc chắn: Nga và phương Tây hiện đang có chiến tranh.
Mặc dù các quan chức Mỹ và châu Âu nói rằng họ muốn tránh xung đột quân sự trực tiếp giữa các máy bay chiến đấu của NATO và Nga, nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng áp đặt lên Nga, và việc phương Tây cung cấp vũ khí máy bay chiến đấu Ukraine, cùng với nỗ lực của cả Mỹ và châu Âu hòng cô lập Đế chế của Vladimir Putin trong dài hạn, đích thực là một lời tuyên chiến.
Đây là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với toàn thế giới. Giả sử NATO và người Nga có thể tránh đối đầu quân sự trực tiếp và ngăn chặn một cuộc leo thang ngày càng võ đoán của Putin, Nga và phương Tây sẽ phải đối mặt với một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Theo nhiều cách, cuộc đối đầu này sẽ ít nguy hiểm hơn so với phiên bản thế kỷ 20, tuy nhiên theo những cách khác, có nhiều rủi ro hơn cho cả “những nước trong cuộc” và toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Một nước Nga mới so với cuộc đối đầu với phương Tây sẽ ít nguy hiểm hơn chủ yếu vì Nga không phải là Liên Xô. Tổng sản phẩm quốc nội của Nga nhỏ hơn so với bang New York của Mỹ, và các lệnh trừng phạt có thể sẽ làm suy giảm nền kinh tế vốn đã trì trệ của nước này từ 10% hoặc lớn hơn trong năm tới.
Hệ thống ngân hàng của Nga đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Trong một thế giới toàn cầu hóa, điều đó rất quan trọng. Nếu như trước kia Liên Xô và các vệ tinh Đông Âu của nó chủ yếu được cách ly khỏi áp lực kinh tế của phương Tây bởi các hệ thống kinh tế vốn đã tách biệt của họ; thì ngày nay, châu Âu đã đoàn kết và liên kết với Mỹ một cách chặt chẽ. Ngoài ra, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng đang đấu tranh bằng nhiều cách khác nhau để thoát khỏi áp lực từ Putin.
Ngoài ra, Liên Xô có sức hấp dẫn về mặt ý thức hệ đối với người dân và các chính trị gia ở mọi khu vực trên thế giới. Nước Nga ngày nay, không có hệ tư tưởng cụ thể, không có đồng minh nào cùng chia sẻ các giá trị chính trị. Nó vừa có các nước đối tác vừa có các “nước chư hầu”.
Khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu vào ngày 2 tháng 3 về việc có lên án cuộc xâm lược Ukraine hay không, chỉ Belarus, Triều Tiên, Syria và Eritrea đã bỏ phiếu đồng ý với Nga. Venezuela đang nợ LHQ và không thể bỏ phiếu. Ngay cả Cuba cũng bỏ phiếu trắng chứ không ủng hộ việc Putin tung hoành vũ lực.
Nhưng còn Trung Quốc? Các nhà lãnh đạo và truyền thông phương Tây đã lo lắng về việc tăng cường quan hệ giữa Nga và gã khổng lồ mới nổi. Ngay cả ở đây, các lựa chọn của Nga cũng không phải là tốt nhất. Hai nước có chung mong muốn hạn chế ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ và nguy cơ xảy ra một cách tiếp cận đối đầu hơn của Châu Âu đối với cả hai nước này. Tuy nhiên Nga cũng là chỉ một đối tác nhỏ trong mối quan hệ này.
Nền kinh tế của Trung Quốc lớn gấp 10 lần của Nga. Trong khi Trung Quốc sẵn lòng giúp duy trì Nga bằng cách mua dầu, khí đốt, kim loại và khoáng sản mà Nga không thể bán cho phương Tây được nữa, thì Bắc Kinh biết rằng họ sẽ là người bạn quan trọng duy nhất của Moscow lúc này và Bắc Kinh không ngần ngại tỏ rõ ý muốn có được “phiếu giảm giá” đối với tất cả các loại hàng hóa này.
Quan trọng hơn, tương lai của Trung Quốc nằm ở sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của nước này, vốn sẽ phụ thuộc vào việc tiếp tục quan hệ thực dụng với Mỹ và EU để bảo vệ các lợi ích thương mại lâu dài của nước này. Bắc Kinh sẽ không lên án cuộc xâm lược của Nga, nhưng chắc chắn nó sẽ tuân thủ một số lệnh trừng phạt của phương Tây để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế của chính họ, dưới danh nghĩa ủng hộ chủ quyền của Ukraine và duy trì nền kinh tế “xương tủy” của chính họ.
Tuy nhiên, trong những năm 1970 và 1980, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Châu Âu và Liên Xô đã có thể xây dựng các hành lang ngăn chặn nhiều cuộc chiến tranh ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh để không gây ra bất kỳ thảm họa nào đối với Châu Âu. Đặc biệt, có Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung.
Tuy nhiên với tình trạng hiện nay, thì rất có thể cơ sở hạ tầng ngoại giao và các biện pháp xây dựng lòng tin mới đối với phương Tây của nước Nga và Putin sẽ cần mất rất nhiều năm để xây dựng lại.
Trong khi đó, các loại vũ khí của Chiến tranh Lạnh ngày càng trở nên nguy hiểm. Không thể biết độ sâu và quy mô thực sự của khả năng không gian mạng của mỗi bên, nhưng chúng tôi biết rằng cả hai bên đều có những vũ khí kỹ thuật số ngày càng tinh vi mà họ chưa sử dụng, bao gồm một số vũ khí có thể nhắm vào hệ thống tài chính, lưới điện và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác để gây ra hậu quả tàn khốc .
Vũ khí mạng sẽ không giết nhiều người như một đầu đạn hạt nhân có thể, nhưng chúng có nhiều khả năng được sử dụng làm công cụ của chiến tranh mở. Chúng ít tốn kém hơn, dễ thiết kế hơn, phổ biến rộng rãi hơn và dễ cất giấu hơn so với các loại vũ khí hạng nặng, cái loại mà vẫn còn bị phủ bóng đen của nửa sau thế kỷ 20.
Vũ khí tin học cũng cho phép Nga thực hiện các hình thức chiến tranh thông tin mà các gián điệp thời Liên Xô không có. Các cuộc bầu cử ở Pháp vào tháng tới sẽ tạo cơ hội sớm để thử nghiệm các chiến lược mới. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào tháng 11 và cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ chứng minh các mục tiêu dài hạn cực kỳ hấp dẫn.
Hiện tại, mọi con mắt đang đổ dồn về Ukraine. Quân đội và pháo binh Nga sẽ tiếp tục nhiệm vụ đưa đất nước đó vào quyền kiểm soát của Tổng thống Putin. Ông ta hoàn toàn không muốn lùi bước. Nhưng hàng triệu người Ukraine sẽ tiếp tục cuộc chiến, ngay cả khi binh lính Nga chiếm toàn bộ lãnh thổ của đất nước họ, và các lãnh đạo phương Tây sẽ tiếp tục ủng hộ họ. Các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất trong lịch sử sẽ vẫn được duy trì và thậm chí còn gia tăng.
Trên con đường dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, dường như Putin đã bị lấy nhầm “vé một chiều”; thực sự rất tương đồng với câu thành ngữ “kỵ hổ nan hạ”.
Văn Sơn - DKN.TV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét