- Ngày 26/3, tại thủ đô Warsaw, ông Joe Biden thốt ra lời kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga khi tuyên bố "Ơn Chúa, người đàn ông này [Putin] không thể nắm quyền”. Đây là một tuyên bố cực kỳ khiêu khích nhắm tới một tổng thống của một quốc gia đang sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới.
- Ngày 27/3, Joe Biden đã gọi Putin là “một tên đồ tể”. Trước đó, ông Biden cũng đã gọi Tổng thống Nga là "tội phạm chiến tranh".
- Nếu Nga tổ chức một chiến dịch quân sự oanh tạc gồm 50 máy bay ném bom hạng nặng tấn công thủ đô Kiev của Ukraine.
- Nếu mỗi máy bay ném bom này mang theo 4 quả bom được gọi là 'bom tấn' (mỗi quả bom tương đương 1000 pound TNT).
- Nếu chỉ một nửa trong số 50 máy bay ném bom này thả bom xuống thủ đô Kiev, cũng sẽ gây ra một sự tàn phá chết chóc kinh hoàng, với khoảng 100 tấn chất nổ.
- Nếu Nga cử một phi đội bay ném bom như vậy mỗi ngày diễn ra liên tục trong một tháng, thì vào cuối tháng đó, Kyiv sẽ phải hứng chịu một lượng thuốc nổ tương đương với một vũ khí hạt nhân chiến thuật có lượng nổ 3 kiloton.
- Như vậy trong vòng 1 tháng, Nga sẽ tiêu diệt thủ đô Kyiv bằng vũ khí ném bom thông thường như vậy.
- Nhưng nếu Nga sử dụng một vũ khí hạt nhân chiến thuật, chỉ mất 3 giây có thể buộc Kyiv phải đầu hàng.
- Và để san phẳng hoàn toàn thủ đô Kiev, Nga có thể sử dụng từ 2-3 vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cùng một lúc.
- Triều Tiên đã thử nghiệm thành công ICBM di động lớn nhất thế giới, có thể mang đầu đạn hạt nhân, không chỉ có thể tấn công dễ dàng Hàn Quốc mà còn có thể vươn tới cả Mỹ. Nên nhớ, Triều Tiên là “bạn” của Nga và Trung Quốc.
- Iran sắp sở hữu vũ khí nguyên tử, khi đã có khoảng 3/4 lượng uranium làm giàu ở cấp độ cao đủ để sản xuất một quả bom hạt nhân. Iran cũng là “bạn” của Nga và Trung Quốc.
- Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông, đã hoàn tất ít nhất 3 trong số các đảo nhân tạo, thu hẹp vòng vây trên tuyến huyết mạch quốc tế quan trọng nhất thế giới, với tham vọng hất cẳng Mỹ, khống chế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong ngôn từ ngoại giao, dù hoàn cảnh có “tăng nhiệt” thế nào thì cũng luôn có một lằn ranh trong việc lên án lãnh đạo một quốc gia, đặc biệt là kêu gọi “lật đổ”, “phế truất” là điều bất cứ chính trị gia nào cũng né tránh.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã vượt qua lằn ranh đỏ này, điều mà ngay cả trong thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mỹ và Liên Xô đều tôn trọng.
Các đời tổng thống như Ronald Reagan, George Bush, Donald Trump… đều nổi tiếng là cứng rắn. Nhưng không ai trong số họ “tuyên chiến” với “kẻ thù” vốn sở hữu vũ khí hạt nhân ngay tại sân sau của kẻ thù đó.
Tại Mỹ, thượng nghị sĩ Cộng hòa James Risch gọi phát ngôn của ông Biden là pha "nói hớ kinh khủng". Ông nói:"Tôi ước gì họ khiến ông ta đọc theo văn bản... Và không có chuyện gì khiến tình hình leo thang căng thẳng hơn lời kêu gọi thay đổi chế độ cả."
Tại Mỹ, thượng nghị sĩ Cộng hòa James Risch gọi phát ngôn của ông Biden là pha "nói hớ kinh khủng". Ông nói:
"Tôi ước gì họ khiến ông ta đọc theo văn bản... Và không có chuyện gì khiến tình hình leo thang căng thẳng hơn lời kêu gọi thay đổi chế độ cả."
Tất nhiên, đồng minh của Nga cũng không bỏ lỡ thời cơ. Tờ GlobalTimes của ĐCSTQ đã cáo buộc ông Biden đang đẩy thế giới đến gần hơn với chiến tranh hạt nhân. Tờ này viết: “... tuyên bố thẳng thừng như vậy vào thời điểm nhạy cảm có thể làm tình hình thêm căng thẳng. Điều này là không khôn ngoan và vô trách nhiệm…”.
Putin đáp trả Biden… bằng tên lửa
Những nỗ lực của Nhà Trắng để rút lại lời kêu gọi đòi “lật đổ” hay ví von “kẻ đồ tể” của Tổng thống Biden đối với Tổng thống Putin đều trở nên vô ích.
Chỉ sau đó ít giờ, Tổng thống Putin đã đáp lại bằng cách tung ra một cuộc tấn công tên lửa dữ dội vào một kho nhiên liệu, và một nhà máy quân sự ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine, cách biên giới Ba Lan khoảng 50 dặm.
Kênh 7News Melbourne của Australia bình luận: “Có lẽ đó là một thông điệp dành cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang ở bên kia biên giới ở nước láng giềng Ba Lan thăm quân Mỹ và những người tị nạn Ukraine”.
Cũng chỉ một ngày sau tuyên bố “hớ hênh” của Joe Biden ám chỉ Sư đoàn dù 82 của Mỹ sẽ có mặt ở Ukraine, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev tuyên bố việc sử dụng vũ khí hạt nhân của đất nước ông đang được đặt ở trên bàn:
“Chúng tôi có một tài liệu đặc biệt về răn đe hạt nhân. Văn bản này chỉ rõ những căn cứ mà Liên bang Nga được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân. … Và trong trường hợp thứ tư, là khi một hành động xâm lược được thực hiện chống lại Nga và các đồng minh của họ, gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chính đất nước, ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, tức là với việc sử dụng vũ khí thông thường”. (Guardian)
Cảnh báo của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh bóng ma chiến tranh hạt nhân dấy lên xung quanh cuộc xung đột Nga- Ukraine, và ngày càng có nhiều lời kêu gọi Mỹ và NATO can thiệp trực tiếp. Phe diều hâu ở Washington và Tổng thống Ukraine Zelensky - người được cho là ủng hộ sự can thiệp của NATO, thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine luôn thúc giục Mỹ và đồng minh gửi thêm vũ khí cho Kiev.
Một vùng cấm bay do NATO áp đặt, có nghĩa là Mỹ sẽ tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với Nga. Nên nhớ, Putin đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga được đặt trong tình trạng "báo động đặc biệt" ngay từ những ngày đầu của cuộc xâm lược.
Bất chấp nguy hiểm, chính quyền Joe Biden vẫn chưa có dấu hiệu thúc đẩy một giải pháp ngoại giao với Nga, mà thay vào đó, Mỹ đang đổ hàng tấn vũ khí vào Ukraine với danh nghĩa giúp người Ukraine tự vệ.
Các nhà quan sát cho rằng, những tuyên bố “hớ hênh” của Joe Biden có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân thông qua những rủi ro tính toán sai lầm, nhưng dường như lại đáp ứng được sự cuồng nhiệt của phe thiên tả - những người dường như muốn Mỹ và NATO đối đầu với Nga.
Hiển nhiên, một khi hai siêu cường hạt nhân đối đầu nhau, và bất kể bên nào tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu trước, thì không chỉ Mỹ hay Nga, mà cả thế giới sẽ thua cuộc…
"Điểm mù" chiến tranh: Mỹ và phương Tây tính toán sai lầm?
Vấn đề lớn nhất hiện nay là truyền thông dòng chính phương Tây đưa tin thiên lệch, nhằm đem tới cho công chúng thế giới những tin tức “lạc quan”, ấn tượng tốt về sự chiến đấu ngoan cường của người Ukraine.
Nhưng theo ông Douglas Macgregor, từng là cố vấn cấp cao dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, thì hệ thống tuyên truyền ở phương Tây đã tạo ra những suy nghĩ sai lầm về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Họ đưa tin về cuộc xung đột mà phớt lờ thực tế, vẽ nên một bức tranh về quân đội Nga “yếu đuối” do “không thể giành quyền kiểm soát Kiev sau vài ngày”.
Theo Newsweek, ông Macgregor cho rằng truyền thông dòng chính đang tuyên truyền để "ác hóa" Putin và Nga, đồng thời nói thêm rằng Mỹ nên đứng ngoài cuộc xung đột, và tránh gửi bất kỳ viện trợ nào cho các lực lượng Ukraine.
Thực tế cho thấy Nga mới chỉ tung ra một phần lực lượng quân đội thông thường của họ vào Ukraine, cũng như đang ở thế “thượng phong” với chính quyền Kiev trên bàn đàm phán.
Trong vòng đàm phán diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/3, Ukraine đưa ra nhiều đề xuất với phía Nga, trong đó có việc trở thành quốc gia trung lập kèm cam kết không có lực lượng quân sự hoặc căn cứ nước ngoài ở lãnh thổ Ukraine, đổi lấy việc Moscow dừng chiến dịch quân sự.
Trước đó Tổng thống Zelensky cũng từng nói Ukraine không còn tha thiết gia nhập NATO. Mà đây chính là một trong những nguyên nhân mà Tổng thống Putin từng nêu ra khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga luôn coi xu hướng mở rộng về phía Đông của NATO là mối đe dọa an ninh và xem việc Ukraine gia nhập NATO là lằn ranh đỏ.
Thêm nữa, việc Bộ Tổng tham mưu của Nga phớt lờ các cuộc điện thoại từ Lầu Năm Góc có phải là hành vi của một kẻ thua cuộc đang tuyệt vọng tìm kiếm lối thoát khỏi chiến sự tại Ukraine? Hay là hành vi của một nước Nga tuyệt vọng bị cô lập đến nỗi có ý định tấn công hạt nhân?
Theo Washington Post, trong suốt tháng diễn ra chiến sự ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - tướng Mark A. Milley đã nhiều lần cố gắng thiết lập các cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov, nhưng đều bị từ chối.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu Nga thực sự bị sa lầy hoặc thất bại ở Ukraine như truyền thông dòng chính tuyên truyền, hoặc nếu “triều đại” của Putin có thể sụp đổ - thì liệu Ukraine có trở thành nghĩa địa hạt nhân?
Rõ ràng trong con mắt của các chính trị gia phương Tây, Putin dường như là một “kẻ ngông cuồng”. Nhưng có lẽ không ai dám hoài nghi Putin là một người yếu đuối, mà trái lại là một chính trị gia cứng rắn và nếu bị dồn vào đường cùng, sẽ chiến đấu với tất cả những gì mình có.
Đương nhiên, nỗ lực “lật đổ” một Tổng thống của một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hủy diệt. Và ngay cả khi Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân “chiến thuật”, cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Sức mạnh của vũ khí hạt nhân chiến thuật?
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí có thiết kế nhỏ hơn và được sử dụng trong khoảng cách ngắn. Nó thường được triển khai để tấn công các mục tiêu cụ thể như các cơ sở quân sự thay vì sử dụng trên một quy mô rộng lớn.
Ngày nay, Nga sở hữu 1.456 đầu đạn hạt nhân chiến thuật được gắn trên hàng trăm máy bay ném bom và tên lửa, đồng thời đang hiện đại hóa hệ thống phân phối hạt nhân của họ, trong khi Mỹ Mỹ sở hữu 1.357 vũ khí chiến thuật.
Vì sao vũ khí hạt nhân chiến thuật lại được cân nhắc sử dụng trong chiến tranh? Đơn giản, bởi các siêu cường hạt nhân đều hiểu rõ, việc sử dụng các vũ khí hạt nhân mạnh hơn đồng nghĩa với hủy diệt thế giới.
Thực tế, các vũ khí hiện đại có lượng thuốc nổ từ 1 - 10 kiloton (1 kiloton = 1.000 tấn thuốc nổ TNT). Hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có lượng nổ là 15 kiloton và 21 kiloton. Tuy nhiên vào thời điểm này, vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ nhất ngày nay cũng có thể phá hủy ở mức độ khủng khiếp như những gì đã từng xảy ra ở Nhật Bản 77 năm về trước.
Theo Guardian, Sebastian Brixey-Williams, đồng giám đốc của Basic Thinktank cũng nhận định: “Chúng (vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga) có thể mạnh ngang với những quả bom ở Hiroshima và Nagasaki”.
Bất chấp truyền thông dòng chính đưa tin Nga đang thất bại khi chiến dịch quân sự của nước này đang bước sang ngày thứ 42, thực tế, đây đều nằm trong “mục tiêu của chiến dịch đã được định trước” của Nga: Đó là chính là Chiến thuật bao vây.
Mà như cố vấn cấp cao dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, ông Douglas Macgregor cho biết: “Toàn bộ chiến dịch ngay từ đầu đã tập trung vào việc vô hiệu hoá quân đội Ukraine. Mục tiêu đó gần như đã hoàn thành”.
Llewellyn H. Rockwell Jr., Chủ tịch Viện Kinh tế học Áo (Viện Mises) và là nhà tư vấn chính trị người Mỹ đã làm một phép tính:
Ngay cả truyền thông dòng chính của Anh như tờ Guardian viết: “Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng cảnh báo về lý thuyết, Nga có thể sử dụng cái gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc chiến chống Ukraine. Nhưng điều này sẽ dẫn đến một sự leo thang lớn - và khó xảy ra - bởi Putin đã từng nói (Ukraine) là "cùng một dân tộc" với người Nga”.
Vào tháng 2/2022, Tổng thống Putin từng tuyên bố nếu Ukraine gia nhập NATO sẽ đẩy nước Nga sử dụng vũ khí hạt nhân: "Sẽ không có bên chiến thắng nếu Ukraine cố gắng giành lại Crimea".
Các chính trị gia phương Tây cho rằng việc Nga không bác bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine là hành vi bất cẩn. Nhưng cho tới nay, các hành động của Nga dường như đều nhất quán với những gì mà nước này truyền tải về vai trò răn đe của vũ khí hạt nhân: Đó là ngăn cản xung đột tại Ukraine leo thang thành một cuộc chiến lớn hơn.
Những “răn đe” hạt nhân của Nga cho tới nay dường như là để cảnh báo phương Tây nên đứng ngoài cuộc xung đột. Nói cách khác, Nga đang duy trì một cuộc chiến cục bộ (chỉ diễn ra trong biên giới của các nước tham chiến) để tránh leo thang thành cuộc chiến khu vực.
Nga vẫn tìm cách ngăn Mỹ và NATO can thiệp vào Ukraine bằng cách vạch rõ những lằn ranh đỏ, liên quan đến việc thiết lập vùng cấm bay, vận chuyển vũ khí… Các nước phương Tây dường như cũng "đọc" được thông điệp đó của Nga khi nhiều lần cả Mỹ và NATO tuyên bố sẽ không đưa quân tới Ukraine, cũng như từ chối thiết lập vùng cấm bay ở nước này.
Đơn giản cả Nga và phương Tây đều hiểu, bất kỳ một tính toán sai lầm nào cũng có thể dẫn đến chiến tranh khu vực, điều đó sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến hạt nhân.
Joe Biden đang đứng trước nguy cơ bị Putin “xỏ mũi” trong leo thang xung đột Ukraine, bởi cách xử lý của chính quyền Biden cho đến nay tỏ rõ sự bối rối, thiếu quyết đoán.
Thay vì thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới và phản ứng bằng thông điệp mạch lạc, rõ ràng, chính quyền Biden lại lùi lại phía sau, nhường vai trò chủ đạo cho châu Âu, và còn tạo ra những pha hiểu lầm gây nguy hiểm chết người.
Trong khi ấy, Putin đã “chơi” một cách xuất sắc, cho dù chúng ta có muốn thừa nhận điều đó hay không, trong việc tính toán những gì ông ấy có thể và không thể bỏ qua khi đối phó trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Các lệnh trừng phạt đối với Nga đang vô cùng nhức nhối, nhưng Putin dường như đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua cơn bão kinh tế, cũng như đã có sự dự trù cẩn thận một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra…
Nga đã “chuẩn bị” cho chiến tranh hạt nhân?
Ngày 27/2, Vladimir Putin tuyên bố "báo động đặc biệt" đối với lực lượng hạt nhân. Có nguồn tin cho rằng, chỉ ngay sau đó, ông Putin cùng Bộ tham mưu quân đội Nga đã xuống một trong hàng trăm hầm chỉ huy nằm sâu dưới lòng đất, được che chắn bởi những khối đá granite rắn chắc.
Theo Thedrive, trước đấy 15 tháng, vào ngày 11/11/2020, trong một cuộc họp với Bộ tham mưu quân đội Nga tại Sochi, Tổng thống Putin đã tiết lộ sự tồn tại của hai hầm chỉ huy hạt nhân mới của nước này. Ông cũng lưu ý rằng Nga đang sở hữu nhiều "hệ thống chỉ huy cố định và di động" trên khắp đất nước.
Đáng chú ý nhất, Putin nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đảm bảo khả năng chống chịu của các boongke chỉ huy sâu dưới lòng đất khi tuyên bố: “Chúng tôi nhận thức được sự phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tồn tại của các hệ thống (boongke) này và khả năng tiếp tục hoạt động trong môi trường chống chịu được của chúng”.
Cần lưu ý rằng không có cơ sở hạ tầng nào trên Trái đất có thể tồn tại trước sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân hiện đại, nhưng các cơ sở sâu dưới lòng đất có thể có khả năng phòng thủ tốt nhất.
Không rõ hầm chỉ huy hạt nhân sắp được hoàn thành mà ông Putin nhắc tới nằm ở đâu. Nhưng báo cáo cho rằng Nga đang xây dựng hàng chục boongke mới dưới Điện Kremlin và các nơi khác để hỗ trợ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của nước này.
Cuối những năm 1970, Nga đã xây dựng 2 hầm chỉ huy hạt nhân sâu dưới lòng đất tại Kosvinsky Kamen trên dãy núi Bắc Ural, và tại Yamantau ở dãy núi Nam Ural.
Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu mới bên dưới núi Kosvinsky có thể chứa ước tính 30.000 người, trong khi thành phố ngầm bên dưới núi Yamantau lớn hơn nhiều và không rõ mục đích.
Theo Armscontrol (Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí), Nga có kho vũ khí hạt nhân tấn công hiện đại và lớn nhất thế giới, với 6.257 đầu đạn so với 5.550 của Mỹ.
Mỹ chọn nhầm đối thủ nguy hiểm?
Giờ đây, Nga có đủ khả năng để thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ có thể phá hủy tất cả hoặc hầu hết các khả năng trả đũa của Mỹ.
Không giống như lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ, vũ khí hạt nhân tầm xa của Nga chủ yếu là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, được trang bị nhiều đầu đạn, có khả năng phóng hầu hết các đầu đạn hạt nhân của Nga trong vòng vài phút mà ít hoặc không có cảnh báo chiến lược.
Ngày 28/2, Tổng thống Joe Biden bác bỏ lo ngại rằng, căng thẳng giữa Nga và Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh người Mỹ không có bất kỳ lý do gì để lo ngại về những rủi ro của một cuộc xung đột như vậy.
Trước đó, ngày 27/2, Tổng thống Putin đã đặt các lực lượng răn đe của Nga - bao gồm cả vũ khí hạt nhân - trong tình trạng báo động cao nhất.
Tờ WashingtonExaminer dẫn lời Giám đốc Diễn đàn Chiến lược Hạt nhân Hoa Kỳ Peter Pry, cảnh báo: “Đối với hầu hết người Mỹ, Chiến tranh hạt nhân là điều 'không thể tưởng tượng được', nhưng không phải xa lạ đối với Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, những quốc gia độc tài toàn trị luôn thích ca tụng vũ khí hạt nhân, diễu hành ICBM (tên lửa liên lục địa) di động và phô trương hỏa lực hạt nhân trong chính sách ngoại giao “Bên miệng hố chiến tranh”.
Rõ ràng việc Mỹ và đồng minh liên tiếp cô lập, trừng phạt Nga không khác gì dồn nước này vào “chân tường”, và đẩy Nga tiến gần hơn đến mối quan hệ “đồng minh” thay vì “đối tác” với Trung Quốc.
Không những thế, văn hóa “tẩy chay và trừng phạt”, liều lĩnh khơi mào chiến tranh với Nga của phe thiên tả tại Mỹ, đã vô tình giúp hình thành nên một Liên minh Trung-Nga vô cùng đáng sợ.
Đó là sự kết hợp đáng gờm giữa một quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự hạt nhân và một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Nếu hai quốc gia này gắn kết với nhau bởi lợi ích an ninh lẫn kinh tế, thì liên minh Trung-Nga càng trở nên hung hăng, gây hấn và sẵn sàng đối đầu với Thế giới Tự do do Mỹ đứng đầu.
Như nhà phân tích Peter Pry cho rằng, lợi ích tối quan trọng của Mỹ chính là tránh khiêu khích chiến tranh hạt nhân với Nga, chấm dứt Chiến tranh Ukraine và đồng thời đàm phán hòa bình với Nga nhằm đảm bảo vị thế trung lập của quốc gia này, đồng thời tập trung để đối phó với thế lực mới nổi là Trung Quốc.
Rõ ràng, Trung Quốc mới thực sự là mối đe dọa lâu dài với sự tự do, hòa bình của thế giới hơn là nước Nga. Sự trung lập của nước Nga sẽ cô lập Trung Quốc, và tước đi sức mạnh hạt nhân đáng gờm của Bắc Kinh.
Có ngẫu nhiên hay không khi vào thời điểm chiến sự tại Ukraine ngày càng trở nên mờ mịt, Mỹ đang phải căng mình giải quyết nhiều mặt trận gây hấn cùng lúc:
Trung Quốc vẫn đang dõi theo Mỹ và phương Tây dồn mọi lực cho chiến trường Đông Âu để suy tính cho bước đi tiếp theo của mình, mà Đài Loan có thể là quân cờ đầu tiên trên bàn cờ toàn cầu của ĐCSTQ.
Và điều gì sẽ xảy ra với thế giới nếu ĐCSTQ - một thế lực tà ác vi phạm nhân quyền bậc nhất thế giới - sẽ soán ngôi Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu?
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ntdvn.net.
Xuân Trường - Đông Bắc - NTD Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét