Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Chiến Tranh Nga - Ukraina: Tình Hình Và Nguy Cơ

 

Quân đội Ukraine khai hỏa lựu pháo D-30. (Ảnh: AFP).

CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA: TÌNH HÌNH VÀ NGUY CƠ
Liên Thành 

Cuộc chiến Nga-Ukraina đang trong thế giằng co và khó có những đột phá lớn. Tổn thất với cả 2 bên là rất lớn và họ đều đang có những tính toán, cũng như chiến thuật phù hợp với điều kiện của mình. Vậy mỗi bên hiện đang có những chiến thuật gì và cơ hội đột phá nằm ở đâu? Kết cục cuộc chiến đang phụ thuộc vào điều gì? Chuyên gia Carl Schuster sẽ đưa ra những nhận định và dự đoán riêng của mình.

Gần đây, số người chết ở Ukraina trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraina tiếp tục gia tăng, nhưng các chính trị gia Mỹ đang do dự trong việc có nên cung cấp thêm hỗ trợ hay không. Cuộc chiến đã đi vào bế tắc, cả Nga và Ukraina đều không thể đạt được bước đột phá lớn. Đồng thời, Mỹ và các đồng minh bắt đầu xem xét hậu quả của sự thất bại hoặc sụp đổ ở Ukraina.

Carl Schuster – giảng viên thuộc Đại học Hawaii Pacific cho rằng, chính sách xoa dịu và sự thất bại của phương Tây khuyến khích những kẻ xâm lược và độc tài. Hơn nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là người duy nhất đang theo dõi diễn biến này. Giống như việc chính ông có thể đã từng được khuyến khích bởi cuộc rút quân thảm khốc khỏi Afghanistan và cuộc di cư hàng loạt của Hoa Kỳ khỏi Ukraina vào năm 2022, việc từ bỏ Ukraina sẽ gửi thông điệp sai lầm tới những kẻ xâm lược ở các nơi khác nữa.

Tác giả Carl Schuster đã có bài bình luận về góc độ này đối với những gì đang xảy ra tại Ukraina hiện nay. Sau đây là những nội dung chính trong bài bình luận của ông.

Theo ông, do mức độ tham nhũng cao trong chính phủ Ukraina, viện trợ tài chính sẽ không giải quyết được vấn đề. Các nhà tài trợ cho Ukraina không nên lặp lại sai lầm của Mỹ ở những nơi như Afghanistan, Iraq mà chỉ nên cung cấp vũ khí và vật tư. Quan trọng hơn, họ nên giám sát và theo dõi các nguồn cung cấp được gửi đi để bảo đảm chúng đến tay quân đội chiến đấu chứ không phải chợ đen.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cần coi việc loại bỏ tham nhũng trong chính phủ là một ưu tiên chính trị và giao việc chiến đấu cho các tướng lĩnh của ông. Ông nên coi tham nhũng là tội phản quốc vì đất nước ông đang đấu tranh để sinh tồn. Những kẻ phạm tội phải bị đưa ra công lý và bị trừng phạt nghiêm khắc. Loại bỏ tham nhũng sẽ thúc đẩy niềm tin trong và ngoài nước vào chính phủ của ông Zelensky và bảo đảm lực lượng của ông được trang bị và cung cấp tốt hơn.

Về mặt chiến lược, Ukraina đang ở thế phòng thủ. Ukraina đang sử dụng lực lượng đặc biệt, máy bay không người lái và vũ khí tầm xa để xâm nhập sâu vào hậu phương của Nga và tấn công có chọn lọc các mục tiêu chính trị, kinh tế. Người Ukraina vẫn quyết tâm nhưng sự mệt mỏi vì chiến tranh không còn xa nữa. Những tổn thất vào mùa hè năm ngoái và tình trạng thiếu hụt vật chất gần đây đã tước đi thế chủ động trên chiến trường của Ukraina và mang lại cho Nga động lực mới ở khu vực Donbass. 

May mắn thay, lực lượng phòng thủ ven biển, cũng như đội quân máy bay và tàu không người lái của Kyiv đã giữ được hải quân Nga, ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào từ sườn Biển Đen của nước này.

Về mặt chiến đấu, các công nghệ hiện đại như thiết bị không người lái và vũ khí chính xác đã khiến các lý thuyết và chiến thuật hiện nay của lực lượng vũ trang Nga và Ukraina trở nên lỗi thời. Điều này khiến quân đội hai nước không thể tiến hành các hoạt động cơ động. 

Thay vào đó, họ buộc phải tham gia vào “chiến tranh vị trí” có lợi cho phe phòng thủ. Kết quả là, chiến tranh trở thành một cuộc chiến tiêu hao, mỗi nước cố gắng tiêu diệt ý chí chính trị của nước kia. Hành động của họ thiên về gây thương vong hơn là chiếm lại hoặc giữ lãnh thổ. 

Nó giống như Thế chiến thứ nhất, nơi hỏa lực khổng lồ tàn phá một khu vực và quân phòng thủ của đối phương. Mặc dù vậy, quân phòng thủ vẫn có hỏa lực để ngăn chặn cuộc tấn công vượt ra ngoài khu vực bị phá hủy. Khoảng cách của mỗi lần tiến thêm được giới hạn ở vài trăm mét hoặc 1 đến 2 km với tổn thất rất lớn.

Hệ thống phòng không nhiều lớp, tên lửa đất đối không (SAM) tích hợp tầm xa, tầm trung và tầm ngắn và pháo phòng không tầm gần đã làm giảm sự đóng góp của sức mạnh không quân truyền thống vào nỗ lực chiến tranh. Máy bay không người lái phần lớn đảm nhận các nhiệm vụ hỗ trợ tầm gần (CAS) trong chiến đấu trên mặt đất. 

Tuy nhiên, chưa quốc gia nào phát triển học thuyết hoặc chiến thuật toàn diện để tích hợp việc sử dụng máy bay không người lái trên quy mô lớn để hỗ trợ các kế hoạch điều động. 

Dù vậy, máy bay không người lái dựa vào liên kết dữ liệu để liên lạc với bộ điều khiển, mang lại động lực và tầm quan trọng mới cho chiến tranh điện tử. 

Do đó, việc phát hiện và gây nhiễu các liên kết điều khiển máy bay không người lái đã trở nên quan trọng như việc tấn công chính máy bay không người lái.

Ngược lại, Nga đáp trả bằng vũ khí tầm xa và pháo binh tấn công ồ ạt. Quân đội Nga đang sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraina. Không quân Nga đã học được cách không trực tiếp thách thức hệ thống phòng không của Ukraina. 

Thay vào đó, họ sử dụng vũ khí tầm xa cho phép máy bay tấn công từ bên ngoài hoặc dọc theo lớp tên lửa phòng không của Ukraina. Một khi Ukraina đưa chiến đấu cơ F-16 tham chiến, Không quân Nga sẽ cố gắng đưa chúng vào tầm phủ sóng của tên lửa phòng không Nga thay vì tấn công chúng trên lãnh thổ do Ukraina kiểm soát.

Cả hai đội quân đều đang đào chiến hào sâu và cung cấp sự yểm trợ từ trên cao, bố trí quân đội bất cứ khi nào có thể trong các tòa nhà và thành trì bê tông để bảo vệ họ khỏi hỏa lực pháo binh, bom, máy bay không người lái, tên lửa và súng cối. Họ cũng đặt các bãi mìn để hạn chế sự di chuyển trên bộ của kẻ thù và lôi kéo những kẻ tấn công vào “vùng tiêu diệt” để quân phòng thủ có thể tập trung hỏa lực chống lại đối phương.

Cũng theo tác giả Carl Schuster, lực lượng chiến thuật của Ukraina được huấn luyện bài bản hơn lực lượng Nga và sử dụng tốt hơn các công nghệ hiện đại như máy bay không người lái và vũ khí chính xác như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS). 

Tuy nhiên, họ đã phải chịu một trận thua lớn vào mùa hè năm ngoái. Ukraina đang cố gắng chiếm lại lãnh thổ bằng chiến thuật cơ động từ những năm 1980, họ tin rằng pháo binh hiện đại, vũ khí chính xác và chiến thuật máy bay không người lái của mình có thể vượt qua hệ thống phòng thủ nhiều tầng và được chuẩn bị tốt của Nga được hỗ trợ bởi lượng pháo binh lớn.

Kết quả là quân đội Ukraina đã phải trả giá đắt và thu được rất ít tiến bộ. Tính theo tỷ lệ, 31.000 người đã thiệt mạng ở Ukraina trong vài năm qua, tương đương với hơn 300.000 người chết trên chiến trường ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong ngoài chiến trường thường tăng thêm 10%. 

Nếu tình trạng này tiếp diễn, tinh thần và hiệu quả chiến đấu sẽ suy giảm. Ngoài ra, thương vong của dân thường thường vượt quá tổn thất về quân sự, càng ảnh hưởng đến ý thức chiến đấu của dân tộc. May mắn cho Ukraina, là các lực lượng chiến thuật của Nga dường như vẫn được huấn luyện kém, vô kỷ luật, thiếu linh hoạt về mặt chiến thuật và thiếu nguồn cung.

Kết quả của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào việc nước nào mất đi ý chí chính trị trước. Ông Putin hy vọng rằng những tổn thất liên tục ở Ukraina sẽ hủy hoại tinh thần và hiệu quả chiến đấu của quân đội nước này. Tuy nhiên, chắc chắn ông lo ngại hơn về những tổn thất quân sự và tinh thần trong nước của mình. Rốt cuộc, những tổn thất to lớn và hy sinh kinh tế trong Thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ Nga.

Tương tự như vậy, ông Zelensky nên ghi nhớ bài học lịch sử này. Ông có vẻ rất muốn giành lại lãnh thổ và dường như coi ý chí chính trị của đất nước là đương nhiên. Người của ông có quyết tâm nhưng cũng sẽ mệt mỏi. Ý chí của họ không phải là vô hạn, và ông nên điều chỉnh chiến lược và hành động của mình để tránh đạt đến giới hạn này của người dân.

Nói chung, dự đoán kết quả của chiến tranh là việc làm không mấy khôn ngoan, nhưng có thể đánh giá được hướng đi của chiến tranh trong tương lai. 

Trừ khi tinh thần người dân ở cả hai nước sụp đổ hoàn toàn, chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài sang năm sau, nhưng đến mùa thu năm sau, mức độ giao tranh sẽ giảm xuống mức lẻ tẻ. 

Bản thân cuộc chiến tranh Nga-Ukraina sẽ không kết thúc mà sẽ tiếp tục trong tình trạng căng thẳng cao độ nhưng hạn chế giao tranh cho đến khi các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai bên tìm được các điều khoản hòa bình được cả hai bên chấp nhận. Đồng thời, Hoa Kỳ và các đồng minh phải làm mọi thứ có thể để hỗ trợ phòng thủ Ukraina.

Trong khi đó, theo tác giả Carl Schuster, những kẻ xâm lược khác và những kẻ có ý đồ xấu trên khắp thế giới đều đang theo dõi. Chiến thắng hay thất bại của Ukraina trong cuộc chiến này, cũng như những hành động hay không hành động của phương Tây trong quá trình này, sẽ ngăn cản hoặc khuyến khích các quyết định của những người này.

Liên Thành 

DKN.TV


Tại Sao Nga Không Ngăn Chặn Được Vụ Tấn Công Khủng Bố Ở Moscow?

Bốn nghi phạm trong vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Moscow đã ra hầu tòa và ba người trong số họ đã nhận tội. Hình ảnh Crocus City Hall bị lửa thiêu trụi. (Stringer/AFP qua Getty Images)

TẠI SAO NGA KHÔNG NGĂN CHẶN ĐƯỢC VỤ TẤN CÔNG KHỦNG BỐ Ở MOSCOW?
Lý Ngọc biên dịch

Vào ngày 22/3, một vụ tấn công khủng bố đã gây chấn động thế giới tại Crocus City Hall, Moscow, Nga. Bốn tay súng đã bắn thường dân và đốt cháy phòng hòa nhạc, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng. Thủ phạm thực sự là ai? Tại sao cơ quan an ninh Nga không ngăn chặn được vụ tấn công khủng bố này? Các chuyên gia cho rằng hệ thống hành chính Nga đang trong tình trạng nửa tê liệt, phản ứng chậm, đồng thời có thể mở đường cho một đợt cưỡng bách tòng quân khác.

Những kẻ khủng bố chạy trốn sang Ukraine?

Một ngày sau vụ tấn công khủng bố (23/3), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trên truyền hình nói rằng 4 kẻ khủng bố đã cố gắng trốn thoát về phía Ukraine và Ukraine đã chuẩn bị một cửa sổ qua biên giới cho chúng. Giới chức Nga cũng công bố video nghi phạm thú nhận sau khi bị bắt.

Ngày 26/3, đồng minh của Nga là Tổng thống Belarus Lukashenko đã bác bỏ tuyên bố của ông Putin. Ông Lukashenko cho biết, các tay súng ban đầu cố gắng trốn sang Belarus chứ không phải Ukraine như ông Putin và các quan chức khác tuyên bố.

Hãng Reuters đưa tin, ông Lukashenko nói rằng Belarus đã thiết lập các trạm kiểm soát ở biên giới: "Đây là lý do tại sao chúng (những kẻ khủng bố) không thể vào Belarus. Chúng nhìn thấy các trạm kiểm soát nên quay đầu bỏ chạy về phía biên giới Ukraine - Nga".

Ông Trịnh Khâm Mô, Phó giáo sư tại Khoa Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan và là chuyên gia về chính sách an ninh Nga, nói với The Epoch Times rằng thông tin hiện do Nga công bố là không đáng tin cậy. Những kẻ khủng bố đến từ Trung Á và xâm nhập vào đất nước này từ Thổ Nhĩ Kỳ cách đây không lâu. “Nếu họ quen thuộc về mặt địa lý, họ nên chạy trốn về phía nam, đến các quốc gia Trung Á của chính họ, nơi họ có nhiều khả năng tiếp nhận người xin tị nạn hơn”.

"Việc họ trốn sang Ukraine là không hợp lý, nên từ góc độ này, có thể thấy thông tin do quan chức Nga đưa ra có thể đã được xử lý, không chính xác và có tính toán chính trị".

Bốn giờ sau khi vụ tấn công khủng bố xảy ra tại phòng hòa nhạc ở Crocus City Hall, Moscow, Nga, ngày 22/3, Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã nhận trách nhiệm về vụ việc và thông báo 4 tay súng đã trở về căn cứ an toàn. Nhà nước Hồi giáo cũng công bố một đoạn video dài khoảng một phút rưỡi cho thấy các tay súng bắn vào đám đông và hét lên "Allahu Akbar".

Hiện tại, đối với Nga, IS một lần nữa đưa ra cảnh báo sẽ thực hiện một cuộc tấn công khác.

Vào ngày 25/3, ông Putin đã thay đổi giọng điệu và nói: “Chúng tôi biết rằng tội ác này do những kẻ Hồi giáo cực đoan thực hiện”. Nhưng ông vẫn nói: “Chúng tôi cũng biết rằng Hoa Kỳ sử dụng nhiều kênh khác nhau để cố gắng thuyết phục các nước vệ tinh của họ và các nước khác, các cuộc tấn công khủng bố được thực hiện bởi các thành viên của Nhà nước Hồi giáo".

Chính quyền Nga phớt lờ cảnh báo khủng bố của Mỹ

Hoa Kỳ đã thông báo cho Nga trước vụ tấn công khủng bố này. Đầu tháng 3, Mỹ đã thu thập thông tin tình báo cho thấy "Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan" (ISIS-K) sẽ lên kế hoạch tấn công Moscow. Vào ngày 7/3, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow đã cảnh báo công dân Mỹ rằng những kẻ cực đoan đang lên kế hoạch tấn công các cuộc tụ tập lớn ở Moscow, bao gồm cả các buổi hòa nhạc.

Nhà nước Hồi giáo cũng đã tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các địa điểm âm nhạc trên khắp châu Âu kể từ những năm 2010. Trong hai năm qua, ISIS-K cũng để mắt tới Nga, thường xuyên chỉ trích chính quyền ông Putin trong các hoạt động tuyên truyền chính trị và cáo buộc Điện Kremlin dính máu Hồi giáo trên tay. Điều này là do Moscow phát động cuộc chiến chống Afghanistan vào những năm 1980, tàn sát người Hồi giáo Chechnya sau năm 1999, và sau năm 2017, trong khi đánh phe đối lập với chế độ độc tài Assad ở Syria, ông Putin cũng giáng một đòn nặng nề vào quyền lực của Nhà nước Hồi giáo.

Giáo sư Trịnh Khâm Mô cho rằng Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) có mức độ kiểm soát đáng kể đối với các cuộc tấn công khủng bố của ISIS-K. “Hoa Kỳ đã đóng quân ở Afghanistan trong 20 năm, vì vậy CIA của họ đã theo dõi các tổ chức khủng bố này ở Trung Đông đã nhiều năm rồi, lần này họ biết được thông tin (tấn công khủng bố) này nên tôi không ngạc nhiên”.

Ông nói rằng Hoa Kỳ rất bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài: “Ngoài việc truyền tải thông điệp này một cách chính thức và thông qua đại sứ quán ở Hoa Kỳ, Hoa Kỳ cũng đưa ra thông báo tới tất cả công dân của mình ở Nga, cảnh báo họ tránh xa những nơi đông người. Họ được cảnh báo tránh tụ tập đông người".

Giáo sư Trịnh cũng cho biết, ông rất ngạc nhiên khi chính quyền Nga phớt lờ những cảnh báo từ Mỹ: "Về mặt lý thuyết, các cựu KGB hoặc Cơ quan An ninh Liên bang Nga hiện tại lẽ ra phải chú ý đến những thông tin này".

Về việc ông Putin phớt lờ cảnh báo của Mỹ về các cuộc tấn công khủng bố, Giáo sư Trịnh cho biết: “Ông ấy (Putin) có thể đã biết điều đó và cố tình không xử lý, nhưng ông ấy không ngờ rằng quy mô của cuộc tấn công khủng bố này lại lớn đến vậy”. Ông nói: “Nga không chỉ phớt lờ mà thậm chí còn coi như thể Mỹ có liên quan”.

Bộ máy quan liêu của Nga đang trong tình trạng nửa bế tắc?

Phòng hòa nhạc ở Crocus City Hall nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố nằm ngay đối diện Căn cứ Sở cảnh sát đặc biệt Moscow nhưng cảnh sát phải mất 1 giờ 22 phút mới có mặt tại hiện trường vụ tấn công. Đoạn video chính thức của IS cũng cho thấy sau khi giết chết hơn một trăm người, bốn tay súng từ từ bước ra khỏi phòng hòa nhạc.

Giáo sư Trịnh cho rằng phản ứng chậm chạp của chính quyền Moscow trước các cuộc tấn công khủng bố khiến người dân cảm thấy “toàn bộ bộ máy quan liêu của Nga liệu có đang rơi vào tình trạng nửa bế tắc?”.

Ông nói: "Những kẻ khủng bố đã bắn, oanh tạc và thậm chí phóng hỏa phòng hòa nhạc, cảnh sát và lực lượng an ninh đã đến muộn. Lần này, rõ ràng các đinh vít của toàn bộ hệ thống hành chính Nga đã bị nới lỏng, nghĩa là, chế độ của ông Putin thực sự rất manh mún, và chúng ta có thể dự đoán rằng xã hội này có thể trở nên bất ổn hơn, và nhiều mối đe dọa an ninh có thể lần lượt xuất hiện”.

"Ngoài ra, tôi e rằng việc tham gia vào cuộc chiến Ukraine đã khiến Nga phân bổ nguồn lực (mất cân bằng). Tôi cho rằng chế độ ông Putin đang tập trung vào việc duy trì quyền lực và không quan tâm đến an sinh xã hội. Ngoài ra, còn dành nhiều sự quan tâm hơn nữa trên chiến trường Ukraine, e rằng đây cũng là nguyên nhân khó thoát khỏi trách nhiệm”.

Nga nhắm vào Ukraine và Mỹ

Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga trong 20 năm qua, ông Putin liên tục ám chỉ vụ tấn công khủng bố có liên quan đến Ukraine và Mỹ.

Vào ngày 26/3, Alexander Bortnikov, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), tuyên bố rằng ông cho rằng Ukraine, Hoa Kỳ và Anh có liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào phòng hòa nhạc gần Moscow.

Reuters đưa tin, ông Bortnikov nói trên truyền hình: "Chúng tôi cho rằng ngoài sự chuẩn bị của phiến quân Hồi giáo để tiến hành chiến dịch này, họ còn nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng đặc biệt phương Tây". "Lực lượng đặc biệt Ukraine có liên quan trực tiếp đến việc này".

Khi được phóng viên Nga hỏi liệu Ukraine và các đồng minh Mỹ và Anh có liên quan đến vụ tấn công phòng hòa nhạc hay không, ông Bortnikov nói: "Chúng tôi nghĩ vậy".

Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho những tuyên bố này.

Ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Zakharova, cũng trực tiếp hoặc gián tiếp cáo buộc Mỹ tài trợ cho các hành động khủng bố ở Ukraine.

Về việc Nga nhắm vào Ukraine và Mỹ, Giáo sư Trịnh cho biết: "Bây giờ đang là thời kỳ chiến tranh Nga - Ukraine, ông Putin mới đắc cử. Để tập hợp sức mạnh của đất nước, ông đổ lỗi cho Ukraine. Đặc biệt là khi ông ấy đổ lỗi cho Ukraine, việc tòng quân lần thứ hai, mở rộng nguồn quân đồng thời tạo ra hận thù với Ukraine về cơ bản là hợp lý”.

“Về mặt lý trí, Ukraine không thể tham gia. Trước hết, cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ phương Tây, nếu tham gia vào một cuộc tấn công khủng bố vào thời điểm này, Ukraine sẽ ngay lập tức chịu cái gọi là lên án đạo đức, tôi e rằng dư luận phương Tây và sự ủng hộ của phương Tây sẽ trở nên vô ích".

Ông cũng nói: “Sự hiểu biết cơ bản nhất là cuộc tấn công khủng bố này có rất ít cơ hội do Hoa Kỳ lãnh đạo. Ở một đất nước như Hoa Kỳ, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi rất coi trọng đạo đức và theo một hệ thống dân chủ, rất coi trọng nhân quyền, thật khó để tưởng tượng rằng ông (Putin) lại gắn liền với một việc như vậy".

Ông Putin dàn dựng một cuộc tấn công khủng bố?

Ukraine chỉ trích mạnh mẽ cáo buộc của Nga. Tổng thống Ukraine, Zelensky, nói rằng ông Putin đang nghĩ cách lôi kéo Ukraine vào và "đổ lỗi" cho Ukraine về vụ tấn công.

Một số dư luận cho rằng không loại trừ khả năng chính ông Putin đã làm việc đó. Giáo sư Trịnh cho rằng với nền tảng KGB của Putin, không có gì đáng ngạc nhiên khi ông cố tình dàn dựng các cuộc tấn công khủng bố. "Putin được cho là có nhiều tiền án, đặc biệt là trong cuộc chiến Chechnya lần thứ hai mà ông lãnh đạo. Để giành được sự ủng hộ trong nước, ông đã đàn áp dã man Chechnya và gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố".

Năm 1999, hơn 200 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom căn hộ ở Chechnya. Các nghi phạm được cho là người Chechnya đến từ Moscow, Buynkask và Volgodonsk. Ông Putin khi đó là Thủ tướng, sau đó đã gửi quân trở lại Chechnya. Tuy nhiên, phe đối lập Chechnya cáo buộc cơ quan mật vụ Nga đứng đằng sau vụ tấn công.

Tuy nhiên, Giáo sư Trịnh cho rằng khó có khả năng Putin đã dàn dựng vụ tấn công khủng bố ở Moscow này: "Nếu ông ấy chỉ muốn tạo ra một cuộc tấn công khủng bố giả và đổ lỗi cho Ukraine thì hoạt động này không nên có nhiều nghi ngờ như vậy".

‘Tiểu phấn hồng’ ở Trung Quốc ủng hộ Nga

Sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow, nó đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi ở Trung Quốc. Bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc, một số Tiểu phấn hồng ủng hộ Nga, tin rằng Hoa Kỳ đang hỗ trợ IS và hoạt động đằng sau hậu trường. Ngay cả chuyên gia cánh tả Kim Xán Vinh cũng bị người hâm mộ mắng mỏ khi ông cho rằng vụ tấn công khủng bố ở Moscow không phải do Mỹ gây ra.

(Tiểu phấn hồng, là một thuật ngữ mô tả những người trẻ tuổi ủng hộ phong trào dân tộc hiếu chiến trên Internet tại Trung Quốc).

Trước hiện tượng này ở Trung Quốc, Giáo sư Trịnh cho rằng, “về cơ bản, Tiểu phấn hồng đổ lỗi cho Hoa Kỳ mà không đưa ra bất kỳ lý do nào. Đối với họ, dù sao thì mọi sai lầm, mọi trách nhiệm đều thuộc về Hoa Kỳ, mọi việc xấu đều do Hoa Kỳ gây ra. Những người này thậm chí còn không chịu bình tĩnh suy nghĩ xem Hoa Kỳ có động cơ gì? Cần gì phải làm như vậy?".

“Những gì xảy ra lần này thực chất chỉ phản ánh phần nổi của tảng băng chìm. Trong hầu hết mọi sự kiện lịch sử, trong đó có chiến tranh Nga - Ukraine, chúng ta thấy một bộ phận lớn người dân Trung Quốc ủng hộ cái gọi là kẻ xâm lược và ủng hộ việc phá hoại luật pháp quốc tế. Ông nói: “Dưới sự giáo dục tẩy não của chế độ ĐCSTQ, nhiều người ở Trung Quốc đã trở nên mù chữ về trí tuệ và hoàn toàn phi logic. Họ hoàn toàn tuân theo những chỉ dẫn của chính quyền để suy nghĩ, đồng nghĩa với việc họ đã đánh mất khả năng suy nghĩ độc lập cơ bản của một con người. Tôi nghĩ đây là tác hại lớn nhất mà chính quyền Trung Quốc đã gây ra cho người dân Trung Quốc”.

Giáo sư Trịnh nói: “Điều này thực sự rất đáng tiếc cho toàn bộ dân tộc Trung Quốc, cho sự hội nhập của Trung Quốc với thế giới và cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc”.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

 

Gói Ngân Sách 1,2 Nghìn Tỷ USD Của Hoa Kỳ Gồm Những Gì?

 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đi về phía Nhà Trắng sau khi hạ cánh xuống Bãi cỏ phía Nam trên chiếc Marine One vào ngày 24/3/2024 tại Washington, DC. (Ảnh của Samuel Corum/Getty Images)

GÓI NGÂN SÁCH 1,2 NGHÌN TỶ USD CỦA HOA KỲ GỒM NHỮNG GÌ?
Lý Ngọc biên dịch

Theo một tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra vào thứ Bảy (23/3), Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ký dự luật chi tiêu 1,2 nghìn tỷ USD - dự luật được Quốc hội thông qua cùng ngày. Điều này đã tránh được việc phải đóng cửa các cơ quan chính phủ, đồng thời đảm bảo nguồn cung vốn cho chính phủ tiếp tục hoạt động đến ngày 30/9 (kết thúc năm tài chính 2024).

Ông Biden nói: “Dự luật phân bổ ngân sách lưỡng đảng mà tôi vừa ký giúp chính phủ luôn cởi mở, đầu tư vào người dân Mỹ và củng cố nền kinh tế cũng như an ninh quốc gia của chúng ta”.

Tổng thống Biden nói: “Thỏa thuận này thể hiện một sự thỏa hiệp, có nghĩa là không bên nào (ám chỉ hai đảng chính trị ở Hoa Kỳ) có được mọi thứ họ muốn”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận này bác bỏ "những cắt giảm quá mức do Đảng Cộng hòa tại Hạ viện thực hiện, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em, đầu tư vào nghiên cứu ung thư, tài trợ cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và sử dụng dược chất, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở nước ngoài... Đây là tin vui cho người dân Mỹ".

“Nhưng tôi muốn nói rõ: Công việc của Quốc hội vẫn chưa xong. Hạ viện phải thông qua dự luật Bổ sung An ninh Quốc gia lưỡng đảng để thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta. Quốc hội phải thông qua một thỏa thuận an ninh biên giới lưỡng đảng — đây là cuộc cải cách cứng rắn nhất, công bằng nhất trong nhiều thập kỷ, để đảm bảo chúng ta có các chính sách và nguồn tài trợ cần thiết để bảo vệ biên giới của mình. Đã đến lúc phải làm việc này", ông Biden nói.

Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD vào sáng thứ Sáu (22/3), Thượng viện cũng thông qua dự luật vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương ngày 23/3. Về mặt kỹ thuật, dự luật được Thượng viện thông qua chậm hơn hai giờ so với thời hạn để chính phủ phải đóng cửa. Điều này đồng nghĩa chính phủ Mỹ bị đóng cửa từ 0h ngày 23/3. Tuy nhiên, người dân Mỹ không kịp nhận ra điều này, do Thượng viện đã nhanh chóng bỏ phiếu thông qua dự luật lúc rạng sáng, với tỷ lệ 74 phiếu thuận và 24 phiếu chống, giúp các cơ quan liên bang tiếp tục duy trì hoạt động.

Về dự luật, The Hill tóm tắt 5 điều cần biết:

Cung cấp tài chính cho các cơ quan chính phủ cho đến ngày 30/9

Dự luật sẽ tài trợ cho các bộ: Quốc phòng, An ninh Nội địa, Lao động, Giáo dục, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cũng như các ưu tiên lập pháp khác cho đến hết năm tài chính 2024 (ngày 30/9).

Tăng kinh phí cho an ninh biên giới và thực thi pháp luật

Đảng Cộng hòa ở cả hai viện đã tập trung vào việc bảo đảm an ninh biên giới Mỹ - Mexico. Họ tin rằng các chính sách hiện tại của chính quyền Biden không đủ để đối phó với làn sóng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới.

Bất chấp một số trở ngại trong quá trình đàm phán về dự luật, Đảng Cộng hòa cuối cùng đã đảm bảo được các khoản đầu tư vào biên giới, bao gồm nhiều nguồn tài trợ hơn cho các đặc vụ Biên phòng, giường cho những người nhập cư bất hợp pháp, cũng như tăng cường công nghệ an ninh biên giới.

Chủ tịch Hạ viện, ông Johnson, cho biết sau khi văn bản dự luật được công bố rằng kế hoạch có thể tăng sức chứa từ 34.000 giường lên 42.000 giường và cung cấp kinh phí cho tối đa 22.000 nhân viên Biên phòng.

Cắt giảm vừa phải viện trợ nước ngoài và chi tiêu phi quốc phòng

Dự luật không đạt được mức cắt giảm sâu mà các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện theo đuổi. Tuy nhiên, chi tiêu cho một số dự án sẽ giảm bớt. Ủy ban Thương mại Liên bang, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang, Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng cũng như Văn phòng Chính sách Kiểm soát Ma túy Quốc gia sẽ bị ảnh hưởng.

Sự nhượng bộ mà Đảng Dân chủ đưa ra là chặn nguồn tài trợ cho UNRWA, cơ quan của Liên hợp quốc cung cấp cứu trợ cho người tị nạn Palestine trong cuộc chiến tranh Israel - Kazakhstan.

Tăng kinh phí cho giáo dục và y tế

Dự luật sẽ tăng kinh phí để hỗ trợ các chương trình giáo dục mầm non và chăm sóc sức khỏe.

Dự luật cũng tăng tài trợ cho Viện Y tế Quốc gia, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây nghiện, Cơ quan Quản lý Dịch vụ và Tài nguyên Y tế. Đây là những ưu tiên mà đảng Dân chủ đang thúc đẩy.

Cấm treo cờ không chính thức tại Đại sứ quán Mỹ và ngăn chặn lệnh cấm bếp gas

Dự luật cũng cấm một cách hiệu quả các đại sứ quán Hoa Kỳ treo cờ không chính thức, một chiến thắng thuộc về Đảng Cộng hòa. (Cờ không chính thức có thể đề cập đến cờ của các tổ chức, phong trào hoặc cộng đồng LGBT…).

Trong một chiến thắng khác dành cho đảng Cộng hòa, dự luật cũng sẽ ngăn chặn lệnh cấm bếp gas.

Vấn đề này đã trở thành tâm điểm tranh luận ở Washington kể từ năm ngoái sau khi một thành viên của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng cho biết, ban hội thẩm đang xem xét các quy định hoặc lệnh cấm sử dụng bếp gas.

(Lệnh cấm bếp gas được đề xuất bởi các cơ quan quản lý môi trường vì lý do khí thải nhà kính).

Dự luật không bao gồm khoản viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan. Trước khi dự luật chi tiêu 1,2 nghìn tỷ USD được thông qua, 3/4 cơ quan chính phủ Mỹ đã cạn kiệt ngân sách vào đêm 22/3, trong đó có cả Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh Nội địa.

Gói ngân sách mới sẽ cho phép chính phủ Mỹ hoạt động đến hết năm tài khóa, bắt đầu từ ngày 1/10/2023 và kết thúc ngày 30/9/2024.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch


Mỹ Nữ Gián Điệp Bắc Kinh Bị FBI Bắt - Nhà Khoa Học Hàng Đầu Mỹ Cắn Câu

 

Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt - nhà khoa học hàng đầu Mỹ cắn câu. (Chụp video)

MỸ NỮ GIÁN ĐIỆP BẮC KINH BỊ FBI BẮT - NHÀ KHOA HỌC HÀNG ĐẦU MỸ CẮN CÂU
Khương Quang Vũ 

Một nữ gián điệp Bắc Kinh dùng mỹ nhân kế khiến một nhà khoa học hàng đầu Mỹ cắn câu, cung cấp các bí mật khoa học công nghệ và trợ giúp Bắc Kinh. Hai nhà khoa học hàng đầu khác cũng là đối tượng mà cô nàng nhắm tới, nhưng chưa kịp thực hiện. Tại sao người Trung Quốc lại xấu xí đến thế và bị thế giới ghét bỏ? Tại sao ĐCSTQ lại sợ hãi một đoàn nghệ thuật đến mức không từ thủ đoạn phá hoại, kể cả đe dọa đánh bom như những kẻ khủng bố?


Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt

Cuối tháng 1 năm 2023, Tết Nguyên đán vừa hết, một loạt người Hoa từ Trung Quốc quay trở lại Mỹ, ai nấy hành lý nặc nè, bước ra khỏi các phi trường của các thành phố lớn của Mỹ.

Ngày 30 tháng 1, mấy người đàn ông mặc đồ vest đã sớm đến phi trường quốc tế Logan ở Boston. Họ đến một tiệm cà phê ngoài lối ra phi trường và ngồi xuống. Mấy người lặng lẽ uống cà phê, mắt nhìn chăm chú vào từng người từ phi trường bước ra, rõ ràng là họ đang chờ người nào đó.

2 giờ đồng hồ trôi qua, cuối cùng một cô gái người Hoa có chiều cao tầm trung, khoảng 1,63m đi ra. Cô mặc chiếc áo lông dài màu sẫm, mang theo 2 chiếc vali hành lý, đang chuẩn bị bước ra khỏi cửa.

Mấy người đàn ông mặc vest vừa nhìn thấy cô gái lập tức đứng dậy vây quanh cô. Cô gái thấy vậy thì trong mắt hơi lóe lên một chút sợ hãi, tim đập nhanh. Cô giả bộ bình tĩnh, vuốt tóc, hít một hơi sâu, cố gắng mỉm cười, nhìn về phía mấy người đàn ông mặc vest.

Người cầm đầu bước tới gần cô gái và giơ thẻ ra. Cô nhìn thấy rõ trên thẻ có chữ FBI. Người đàn ông nói nhẹ nhàng: “Cô Diệp, xin mời đi cùng chúng tôi một chuyến, chúng tôi cần cô phối hợp điều tra”.

Cô gái cố gắng trấn tĩnh và hỏi: “Tại sao?”

Người đàn ông nhìn sâu vào cô gái, chỉ nói ra 1 cái tên: “Charles Lieber”.

Cô nghe nghe xong lập tức như quả bóng xì hơi rũ người ra. Lập tức 2 người đàn ông bước tới đỡ 2 cái vali trong tay cô gái, đưa cô ra khỏi phi trường.

Bắt nhà khoa học sinh hóa Đại học Harvard

Ngày 28 tháng 1 năm 2020 là một ngày mùa đông giá lạnh, khoảng 5h45 sáng, ở ven đường gần ngôi nhà số 27 đường Hayes thị trấn Lexington nổi tiếng của tiểu bang Massachusetts - nơi nổ phát súng khai mào cuộc chiến độc lập của nước Mỹ, một nhóm thám tử FBI đang ngồi trong xe nâng tách cà phê, chăm chú nhìn vào ngôi nhà có 4 phòng ngủ này. Từ 3 giờ sáng, các thám tử đã đến nơi này rồi, và họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chủ nhân ngôi nhà này là Charles Lieber - nhà khoa học vật liệu nano nổi tiếng thế giới, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard.

File:Lieber website photo.jpg
Charles Lieber - nhà khoa học vật liệu nano nổi tiếng thế giới, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard. (Ảnh wikipedia/ Kris Snibbe -SA-4.0)

Khi thời gian tiếp cận gần đến 6 giờ thì đèn nhà bếp bật sáng. Có lẽ nhà khoa học ăn sáng. Nửa tiếng sau, một người đàn ông da trắng mặc áo gió liền mũ và quần màu xám, tuổi ngoài 60 từ trong nhà đi ra. Đó chính là Charles Lieber. Rất nhanh chóng, 1 chiếc xe pickup loại nhỏ từ garage chạy ra, sau khi từ từ rẽ lên đường Hayes, chiếc xe tăng tốc.

Charles hoàn toàn không chú ý rằng, sau khi ông rời khỏi nhà thì cách cổng nhà ông không xa có một chiếc xe SUV màu tối đang đỗ, sau đó nó cũng lặng lẽ đi theo xe ông.

Các thám tử theo sau giáo sư Charles đến Đại học Harvard, và đến trước lầu giảng đường khoa hóa học sinh vật. Thấy giáo sư bước vào tòa nhà giảng đường, các thám tử mới xuống xe rồi lặng lẽ đến văn phòng giáo sư Charles.

Sau khi lịch sự giơ ra lệnh bắt giữ cho giáo sư xem, họ lấy còng ra còng tay giáo sư. Sau đó, trước con mắt kinh ngạc của mọi người, họ đưa vị giáo sư đáng kính - trưởng khoa hóa học, ra khỏi Đại học Harvard.

Ngày hôm sau, các báo lớn của Mỹ đăng trang nhất tin tức vị giáo sư danh tiếng trong giới học thuật thế giới bị bắt.

Tại sao ông bị bắt? Chính là vì cô gái họ Diệp nói trên.

Thân phận thật của mỹ nữ gián điệp và con cá lớn mắc câu

Tên đầy đủ của cô là Diệp Yến Thanh, tốt nghiệp Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng của Giải phóng quân Trung Quốc. Trường đại học này chính là nơi ĐCSTQ đào tạo gián điệp và sĩ quan cao cấp. Những học sinh được lựa chọn tuyển vào trường, không chỉ được miễn học phí, mà ăn ở đi lại v.v. tất cả đều do nhà cầm quyền chi trả.

Bắt đầu từ ngày đầu tiên nhập học, Diệp Yến Thanh giống các học sinh khác trong trường quân sự, bắt đầu bước vào quân đội. Ngoài việc phải hoàn thành các giáo trình như đại học thông thường ra, còn phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự nghiêm khắc, bao gồm nửa đêm vác nặng việt dã, và huấn luyện các kỹ năng như võ thuật, bắn súng, bơi lội, lặn v.v.

Ngay sau khi tốt nghiệp, Diệp Yến Thanh trở thành nữ quân nhân của ĐCSTQ mang hàm trung úy.

Tháng 8 năm 2017, cô che giấu thân phận thật của mình, dùng thân phận là học sinh, xin visa thăm giao lưu J1 của Đại học Boston. Sau đó cô đến khoa công trình hóa học vật lý và y học sinh vật của Đại học Boston thăm và học tập.

Mục tiêu đến Mỹ của cô rất rõ ràng, đó là lấy cắp thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực hóa học sinh vật của Mỹ, đồng thời dùng nữ sắc quyến dũ Charles - nhân tài khoa học kỹ thuật hàng đầu, nhà khoa học vật liệu nano quốc tế, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard - người đã được ĐCSTQ nhắm tới từ lâu.

Một buổi hoàng hôn trung tuần tháng 10 năm 2017, trên con đường nhỏ trong khuôn viên Harvard, những cánh hoa phất phới bay trong gió nhẹ, một giáo sư tóc hoa râm và một cô gái người Hoa trẻ đẹp có khuôn mặt thanh tú dạo bước. Hai người trò chuyện rất vui vẻ. Vị giáo sư già thao thao bất tuyệt nói điều gì đó, cô gái chốc chốc lại kéo tay ông, cười lớn hưởng ứng. Sau đó, 2 người thân mật bước ra khỏi khuôn viên nhà trường, đi đến một nhà hàng món ăn Trung Quốc trên đường Massachusetts. Đến khi trời tối, 2 người mới bước ra khỏi nhà hàng, cùng lên chiếc xe pickup của giáo sư chạy vào màn đêm đen.

Vị giáo sư này chính là Charles Lieber, còn cô gái chính là Diệp Yến Thanh. Chẳng tốn nhiều công sức, Charles trở thành nội tuyến của Diệp Yến Thanh.

Năm 2018, Charles đến thăm Trung Quốc. Chuyến đi này, nào là cảnh non xanh nước biếc, vui vẻ, không chỉ toàn bộ chi phi do Trung Quốc chi trả, mà còn khách sạn, xe đưa đón đi lại, ăn nghỉ dọc đường, đều là loại tốt nhất.

Được ĐCSTQ thịnh tình tiếp đãi, Charles không những trở thành 1 người trong kế hoạch nghìn nhân tài của ĐCSTQ, chấp hành chỉ thị của ĐCSTQ, mà còn xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Đại học Vũ Hán. Ông còn đại diện cho Đại học Vũ Hán đăng luận văn khoa học, tổ chức hội nghị quốc tế và nộp xin bản quyền.

Mỗi tháng, Trung Quốc trả thù lao cho ông là 50.000 đô la và 150.000 đô la tiền sinh hoạt phí, ngoài ra còn trao tiền thưởng cho ông lên đến 1,5 triệu đô la.

Sau này khi bị thẩm vấn, Charles Lieber đã khai chi tiết những điều này. Ông nói rằng: “Mỗi lần tôi đi Trung Quốc, họ đều trao cho tôi một phong bì lớn màu nâu, bên trong là từ 10.000 đến 20.000 đô la tiền mặt. Tôi giấu phong bì này trong vali hành lý. Vài lần như thế, chỉ số tiền mặt này đã lên đến vài trăm nghìn đô la rồi”.

Charles còn thừa nhận, ông ấy có một tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc. Trong phiên tòa, ông nói: “Tôi không khai báo số tiền này, tôi làm như vậy là trái pháp luật”.

Nhưng có lẽ Charles vẫn không biết rằng, khi ông bị Diệp Yến Thanh mê hoặc mê muội đầu óc, thì Diệp Yến Thanh đang đồng thời lên kế hoạch quyến rũ 2 nhà khoa học danh tiếng khác. Một người là giáo sư nổi tiếng lĩnh vực máy tính và trí tuệ nhân tạo của Viện nghiên cứu Hải quân Monterey California, còn một vị là giáo sư công nghệ máy tính và điện khí của Đại học Texas, phân hiệu San Antonio.

Hai người này cũng là chuyên gia giới học thuật của Mỹ bị ĐCSTQ nhắm tới. Suýt nữa thì họ cũng bị rơi vào cái bẫy đáng sợ kế hoạch nghìn nhân tài. Chỉ là Diệp Yến Thanh chưa kịp thực thi dùng nữ sắc quyến rũ thì visa hết hạn, đã đến thời gian phải về nước rồi.

Diệp Yến Thanh lớn mật cuối cùng rơi vào lưới pháp luật

Cuối tháng 4 năm 2019, Diệp Yến Thanh đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ giai đoạn 1 của ông chủ ĐCSTQ, đó là câu được con cá lớn Charles Lieber. Ngoài ra trong thời gian học tập ở Đại học Boston, cô còn lấy cắp được rất nhiều tài liệu nghiên cứu bí mật. Lúc này visa J-1 của cô cũng hết hạn. Thế là Diệp Yến Thanh vui vẻ kết thúc 1 năm rưỡi cái gọi là ‘cuộc sống thăm và học tập’, đến phi trường quốc tế Logan ở Boston để trở về Trung Quốc.

Khi cô đi đến cửa ra máy bay, bỗng phát hiện ra 2 nhân viên chấp pháp đeo súng đứng ở đó. Cô bất giác hoảng sợ, nhưng do đã được huấn luyện kỹ, cô rất nhanh chóng trấn tĩnh lại. Hai nhân viên chấp pháp bước tới trước mặt Diệp Yến Thanh, đưa cô vào một căn phòng ở phi trường để thẩm vấn, đồng thời máy tính và điện thoại của cô bị thu giữ để kiểm tra.

Ban đầu Diệp Yến Thanh vẫn còn nói dối, che giấu thân phận thực sự và mục đích đến Mỹ của mình. Nhưng từ máy tính và tài khoản Wechat trên điện thoại của cô, nhân viên chấp pháp đã tìm được rất nhiều chứng cứ về các hành động của cô.

Đối diện với những Email mà thượng cấp gửi cho cô, và những tin nhắn Wechat, cùng với những tài liệu mà cô không được phép sở hữu trong máy tính của cô, những lời nói dối của cô trở nên nực cười và hoang đường.

Theo thông báo của cơ quan chấp pháp Mỹ sau này, Diệp Yến Thanh đã khai quá trình từ khi cô xin học tập ở Đại học Boston đến việc gửi các thông tin đăng nhập vào mạng của trường cho ĐCSTQ, khiến các gián điệp Trung Quốc ở Đại lục dễ dàng đăng nhập vào mạng của Đại học Boston, xem xét kho dữ liệu có liên quan của trường. Đồng thời thượng cấp của Diệp Yến Thanh cũng gửi Wechat, yêu cầu cô nghĩ cách kiếm được các đường link mạng chiến lược nội bộ của hải quân Mỹ, sau đó lấy cắp các tài liệu bí mật quân sự gửi cho ĐCSTQ.

Trước chứng cớ nhiều như núi này, trước những lời chất vấn nghiêm khắc của các nhân viên chấp pháp, Diệp Yến Thanh không thể không thừa nhận những hành động gián điệp phi pháp, và thân phận trung úy quân đội Trung Quốc của mình, cô cũng thừa nhận là đảng viên ĐCSTQ.

Bởi vì hôm đó, cơ quan chấp pháp Mỹ không có dự định bắt cô, cho nên sau khi thẩm vấn và lấy được các tài liệu bí mật mà cô mang theo, họ đã thả cô.

Sau đó vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, tức 2 ngày sau khi bắt giáo sư Đại học Harvard Charles, Diệp Yến Thanh bị Bộ Tư pháp Mỹ chính thức khởi tố. Tội danh liên quan đến lừa dối xin visa, khai báo giả, làm người đại diện cho chính quyền ngoại quốc, và tội móc nối câu kết.
Gián điệp Diệp Yến Thanh bị FBI truy nã. (Chụp video)

Khi người dân Mỹ biết Charles và Diệp Yến Thanh câu kết, thì lúc đó Diệp Yến Thanh đã trở về Trung Quốc rồi, do đó mục đích khởi tố Diệp Yến Thanh là để khiến ĐCSTQ e sợ.

Nhưng người Mỹ rõ ràng là đã đánh giá thấp rồi, ĐCSTQ lòng tham vô đáy, to gan lớn mật. Ba năm sau, tháng 1 năm 2023, Diệp Yến Thanh lại lần nữa đến Mỹ, và lập tức bị FBI bắt ở phi trường.

Người Trung Quốc xấu xí và chính quyền trộm cắp

Lúc này Diệp Yến Thanh có thể đã phát hiện ra rằng, nước Mỹ ngày nay đã không giống như nước Mỹ 3 năm trước nữa rồi. Từ năm ngoái, chính phủ Mỹ đã ban lệnh cấm hệ thống liên bang sử dụng TikTok. Các trường đại học công lập ở các tiểu bang như Florida, Texas… sau đó cũng đưa lệnh cấm TikTok, và các ứng dụng khác của ĐCSTQ như Alipay, Wechat, QQ, Tencent… trong mạng lưới các trường đại học Mỹ. Ngoài ra tiểu bang Florida còn đưa ra 2 lệnh cấm: Cấm các nghiên cứu sinh của ĐCSTQ ở các trường đại học công lập của tiểu bang vào các phòng thí nghiệm học thuật; và cấm ĐCSTQ mua nhà mua đất ở tiểu bang.

Bắt đầu từ năm 2023, sự đối đầu kinh tế Trung - Mỹ càng rõ rệt. 3 cỗ xe kinh tế Trung Quốc là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều đã chết máy, kinh tế tiêu điều, suy thoái đã trở thành xu thế tất yếu, số lượng lớn người Trung Quốc đang tăng tốc chạy trốn khỏi Trung Quốc. Còn nước Mỹ, không những kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ việc làm tăng cao, mà sức ảnh hưởng quốc tế càng tăng.

Có một điểm có thể ĐCSTQ cũng thấy rõ, đó là bất kể ai làm tổng thống, bất kể là Biden hay Trump, thì mức độ tấn công của Mỹ đối với ĐCSTQ cũng đều ngày càng mạnh mẽ hơn. Từ khi ông Trump được bầu làm tổng thống, xã hội Mỹ đã dần ngày càng nhận rõ ĐCSTQ. Đó chính là chính quyền trộm cắp.

Một nước lớn mênh mông với nền văn hóa rực rỡ 5000 năm, sau khi rơi vào tay ĐCSTQ, chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi, đã làm tất cả những sự tình lưu manh vô lại như thế này: trộm cắp, copy, phái các gián điệp học thuật, gián điệp thương mại, đặc vụ, gián điệp du học sinh… đến các nước phát triển, ăn cắp đồ của người ta ở khắp mọi nơi, ăn cắp thành quả học thuật và bí mật thương mại của người ta, hành vi và thủ đoạn đê tiện thấp kém, mà các nước đều cho là vô liêm sỉ.

Đây là những việc mà người bình thường đều không làm, nhưng chính quyền một nước lớn lại vui thích làm, chẳng phải là chính quyền trộm cắp đó sao.

Bao năm qua, người dân toàn thế giới đều biết “Made in China” có nghĩa là hàng giá rẻ chất lượng thấp, có nghĩa là hàng giả, hàng nhái. Thế mà ĐCSTQ còn đắc ý khoe khoang khắp nơi, rằng “Made in China” như thế nào, như thế nào.

Ở Trung Quốc, việc bán hàng giả hàng nhái là công khai, đường đường chính chính. Hàng nhái các sản phẩm nổi tiếng được bán đường đường chính chính, khiến hàng xịn hàng thật không bán được. Hàng giả đầy ngập, toàn bộ quốc gia đều làm như thế này, có đáng sợ không?

Có một câu chuyện xảy ra gần đây, có 2 người Trung Quốc đến một cửa hàng cao cấp ở Sydney, Úc để mua đồ. Mua xong, họ gọi xe taxi Uber, tài xế taxi nửa đùa nửa thật hỏi họ: “Vừa rồi các anh vào cửa hàng cao cấp là để chụp ảnh chuẩn bị mang về làm hàng nhái phải không?”

Người dân toàn thế giới đều biết, những người từ Trung Quốc đến hay làm những việc giả mạo hàng nhái như thế này, họ coi thường người Trung Quốc. Người ta gian khổ vất vả mới nghiên cứu ra thành quả khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương mại, thì người Trung Quốc lấy cắp về làm hàng nhái, copy, còn tự khoác cho cái tên mỹ miều là “Vượt xe đường vòng”, quả là mặt dày không biết liêm sỉ là gì nữa.

Hiện nay các nước trên thế giới đều đã tỉnh ngộ, đang xua đuổi, bao vây ĐCSTQ.

Nhìn lại Trung Quốc xưa, 5000 năm văn hóa rực rỡ, được các nước xa gần tìm đến học tập, mà ngày nay toàn là những việc xấu xa toàn là những lời dối trá, bị xã hội văn minh trên toàn thế giới phỉ nhổ.

Những năm gần đây, ở nước Mỹ nổi lên một đoàn nghệ thuật khiến người Hoa trên toàn thế giới nở mày nở mặt. Thế nhưng ĐCSTQ lại vô cùng lo lắng sợ hãi, vắt óc tìm mọi cách phá hoại.

Tại sao ĐCSTQ lại sợ Shen Yun

Đoàn Nghệ thuật Shen Yun thành lập năm 2006 ở Mỹ bởi các nghệ sĩ chạy thoát khỏi sự đàn áp của ĐCSTQ. Đến nay, chỉ trong hơn chục năm ngắn ngủi, Shen Yun đã phát triển thành 8 đoàn nghệ thuật vận hành độc lập, lưu diễn trên toàn thế giới với tiết mục hoàn toàn mới mỗi năm, được giới nghệ thuật hàng đầu toàn thế giới ca ngợi, tạo ra “cơn sốt Shen Yun” - một hiện tượng nghệ thuật toàn thế giới.
Tiết mục múa “Tay áo bồng bềnh” (Phiêu tụ) trong chương trình Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun năm 2009. Chính quyền Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào công ty này trong gần hai thập niên qua. (Ảnh: Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun)

Rất nhiều người giới chủ lưu và các chính khách các nước phương Tây đều không ngớt lời ca ngợi Shen Yun, khiến người Hoa toàn thế giới tự hào.

Tuy nhiên, ngay từ khi thành lập, Shen Yun đã liên tiếp bị ĐCSTQ phá hoại, bịa đặt bôi nhọ, vu cáo hãm hại. Nhưng bắt đầu từ năm nay, các thủ đoạn lưu manh càng leo thang.

Từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 3, ĐCSTQ đã gửi 3 Email đe dọa nổ bom đối với các nhà hát ở Mỹ và Canada mà Shen Yun sắp biểu diễn. FBI cũng đã chính thức tiến hành điều tra.

Ngoài ra còn các sự kiện khác như ĐCSTQ sai người đập vỡ kính, đèn xe buýt của Shen Yun, và nguy hiểm hơn là rạch lốp xe 1 nửa, để xe nổ lốp khi chạy trên cao tốc gây tai nạn.

Những thủ đoạn hạ lưu thấp kém này, thì người như thế nào mới làm? Chỉ các tổ chức khủng bố mới đe dọa đánh bom, nhưng ĐCSTQ lại làm. Như vậy chẳng phải ĐCSTQ là tổ chức khủng bố có nhiều tiền nhất, đội ngũ lớn nhất, sức mạnh lớn nhất, vô liêm sỉ nhất đó sao?

Không chỉ có vậy, ĐCSTQ còn lợi dụng các hãng truyền thông, truyền thông cá nhân mà họ nuôi dưỡng, để đánh lộn trắng đen, bôi nhọ, công kích Shen Yun trên diện rộng.

Tại sao ĐCSTQ lại sợ 1 đoàn nghệ thuật đến vậy?

Bởi vì các buổi biểu diễn của Shen Yun triển hiện văn hóa Trung Hoa đích thực, tinh túy văn hóa mà Thần truyền lại cho con người. Người ta hễ xem Shen Yun, thấy được giá trị quan cổ xưa và văn hóa Trung Hoa đích thực, họ liền phát hiện ra rằng: Ồ, thì ra người Trung Quốc trước khi có ĐCSTQ lại tốt đẹp thiện lương như thế này, chính trực dũng cảm, đoan trang hiền lương như thế này, nho nhã lễ phép, đẹp đẽ bao dung như thế này.

Thế là họ lập tức hiểu rõ rằng, người Trung Quốc sở dĩ xấu xí đê tiện như hiện nay, hoàn toàn là do ĐCSTQ tà ác tuyên truyền giáo dục tẩy não mà thành. ĐCSTQ là phản Thần, phản truyền thống. Người ta hễ xem Shen Yun liền nhìn thấy sự tốt đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa đích thực, liền lập tức ý thức được tất cả những tuyên truyền, tẩy não, tô vẽ, và sự bôi nhọ, bóp méo đối với văn hóa truyền thống của ĐCSTQ từ xưa đến nay, tất cả đều là giả dối.

Mấy chục năm nay ĐCSTQ vắt kiệt mưu mô, công sức tiền bạc, và những lời dối trá vô liêm sỉ để tạo dựng hình ảnh giả tạo của nó là “Vĩ đại, quang minh, chính trực” trong lòng người dân Trung Quốc và người dân thế giới, bỗng sụp đổ trong nháy mắt. Đây chính là điều mà ĐCSTQ sợ hãi nhất.

Biểu diễn văn nghệ mà lại khiến chính quyền độc tài xem có vẻ lớn mạnh lại chấn động sợ hãi như vậy. Biểu diễn ca múa đẹp mắt lại khiến nó kinh hoàng vỡ mật đến vậy, đó chẳng phải là một kỳ tích sao? Đó chẳng phải kỳ tích mà Thần triển hiện ở nhân gian đó sao?

Khương Quang Vũ

Trung Hòa biên dịch (có lược bớt)

NTD Việt Nam