Mùa Xuân Đầu Tiên là ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn 1975/1976. Cái mà theo nhạc sĩ Văn Cao nói thì đó là mùa xuân hai miền Nam Bắc ăn chung 1 cái tết. Nhưng, ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của nhà nước vào thời đó, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. May mắn thay, các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên đã không bị lãng quên. Sở dĩ ca khúc này bị “làm khó” vì trong bài có 1 câu hát MÙA XUÂN MƠ ƯỚC ẤY XƯA CÓ VỀ ĐÂU ???…
Mùa Xuân Đầu Tiên được ca sĩ Thanh Thúy, lúc đó mới 17 tuổi, trình bày trong chương trình phim ca nhạc “Văn Cao – Buổi sáng có trong sự thật” của đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện.
Văn Cao, được nhiều người tán thưởng như một nghệ sĩ đa tài, thích “lãng du” qua những địa hạt lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Ông là một trong những cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam, đồng thời ông còn là nhà thơ nhà hội họa danh tiếng. Văn Cao đã tìm cho mình một góc thăng hoa riêng về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 để viết Mùa xuân đầu tiên với mong muốn khép lại một thời chiến tranh. Khi Nam Bắc cùng chung một nhà, và bình yên trong lòng dân thì mùa xuân mới thật sự về trên quê hương Việt Nam.
Nhưng có lẽ mùa xuân đã không thật sự về trên quê hương, khi đâu đó người chiến thắng vẫn còn ngủ quên trong sự ca tụng, tán dương… họ đề cao những bài hát nhạc Đỏ hào hùng hừng hực khí thế chiến thắng thay vì những hân hoan từ tâm… và Mùa Xuân Đầu Tiên ấy cũng là mùa xuân cuối cùng trong lòng tác giả. Sau bài Mùa Xuân Đầu Tiên, gần 20 năm còn lại của cuộc đời mình, nhạc sĩ Văn Cao không sáng tác thêm một ca khúc nào nữa, có thể xеm đây là ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Tranh vẽ nhạc sĩ Văn Cao
Mùa Xuân Đầu Tiên là một nhạc khúc du dương của điệu valsе quеn thuộc, đưa người nghe lạc vào bức tranh xuân thanh bình mà nhạc sĩ Văn Cao đã dùng âm điệu để vẽ nên.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Mùa Xuân Đầu Tiên đã ra đời với giai điệu nhẹ nhàng, dặt dìu khiến lòng người trở nên bình yên. Một mùa xuân bình thường và dung dị nhưng lại hân hoan bao niềm mơ ước của bao con người về một mùa xuân độc lập của đất nước. Nhạc sĩ Văn Cao cũng thế, nên ông đã nhẹ nhàng và tỉ mỉ vẽ nên một quang cảnh mùa xuân bình dị cho chính lòng mình và lòng dân. Chỉ với khói bay cùng tiếng gà gáy trưa trên sông, cùng những tia nắng chan hòa cũng làm ấm áp bao tâm hồn.
Đối với nhạc sĩ Văn Cao, cả cuộc đời đi theo cách mạng, trải qua rất nhiều thăng trầm vui có buồn có, và cái đích đến cuối cùng đó là đất nước được thống nhất, đối với ông đấy mới là Mùa Xuân Đầu Tiên. Thế nhưng, bài hát lại bị nhà cầm quyền mới phê bình và chê trách… và cũng từ đó, bao nhiêu năm nhìn lại chắc có lẽ mùa xuân và lý tưởng mình theo đuổi cũng đã tắt trong lòng tác giả chăng?
Click vào link để nghe Hoàng Quân hát Mùa Xuân Đầu Tiên
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Khi từng đàn chim én báo hiệu mùa xuân về, những người lính trên hai chiến địa ngày nào cũng trở về bên gia đình về bên mẹ già, vợ hiền và con thơ… cuộc chiến của hai bên đối lập về tư tưởng chính trị tạo ra thì dù như thế nào cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng. Khi người chiến thắng vẫn còn tuyên truyền Bắc Nam chung một nhà, hơn ai hết người dân là người mong muốn sự bình yên và đoàn viên, họ mong chờ mùa xuân mơ ước đầu tiên đến. Khi nước mắt trên vai anh lính Nam cũng là giọt nước mắt sưởi ấm đôi vai anh lính Bắc, họ ôm nhau nồng ấm và đón chờ một mùa xuân đầu tiên và hòa bình. Đó là những giây phút mà nhạc sĩ Văn Cao và người dân mong đợi, những giây phút thật đẹp và long lanh.
Click vào link để nghe Bích Vân và Hồ Hoàng Yến hát Mùa Xuân Đầu Tiên, Chiều Tím
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Mùa xuân 1975/1976 được xem là một mùa xuân đặc biệt, bởi những biến cố lịch sử mà có lẽ ai cũng biết. Trong cuộc chiến thì bao giờ cũng có kẻ thắng người thua, nhưng suy cho cùng chúng ta cũng là người Việt Nam. Bao năm tháng qua tất cả chúng ta chiến đấu, suy cho cùng cũng là vì một lí tưởng chung là hòa bình về trên quê hương. Khi ngừng chiến, từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người… và từ đây anh lính Nam hay Bắc, người dân Nam hay Bắc sẽ cùng chung một nhà. Để những cuộc đời anh và tôi được êm ấm, gác súng xếp áo chinh nhân lại để những giây phút xuân về càng yêu quê hương nhiều hơn.
Click vào link để nghe nhóm nhạc Năm Dòng kẻ hát Mùa Xuân Đầu Tiên
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Những dìu dặt và sâu lắng cùng những nỗi niềm hân hoan không nói nên lời, một mùa bình thường tuần hoàn mãi không ngừng nhưng sao lại vui đến lạ. Thế nhưng mùa mơ ước ấy có thật sự về? và mùa xuân mơ ước xưa ấy có về đâu? vẫn tiếng gà gáy và những tia nắng trưa trên sông nhưng sao lòng lại mênh mông đến vô tận…
Click vào link để nghe Khánh Ly hát Mùa Xuân Đầu Tiên
Ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên ngay sau khi được ra mắt đã bị phê bình và cấm phát hành… mùa xuân đầu tiên trong lòng nhạc sĩ Văn Cao cũng đã chết, từ đó ông không còn sáng tác. Rất lâu sau đó, bài hát mới được phổ biến trở lại, nhưng ông đã qua đời trước đó, có thể xеm đây là ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Tác giả đã không thể tận mắt nhìn thấy tác phẩm cuối cùng của mình được bao nhiêu người yêu mến và trở thành bài hát không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về../.
Biên Soạn: Hai Tứ 1964
Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc dongnhacvang.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét