Tào Tháo nổi lên như một anh hùng kiệt xuất, thống nhất một vùng phương Bắc rộng lớn. Đụng độ liên minh Tôn, Lưu trong trận Xích Bích, 83 vạn quân của Tào Tháo bại trận chỉ còn lại 27 người. Đây có thể nói là cú sốc cực lớn đối với ông ta.
CHIẾN THẮNG VẠN QUÂN CHƯA HẲN ĐÃ MẠNH, VƯỢT ĐƯỢC CHÍNH MÌNH MỚI THỰC CAO NHÂN
Cổ Phong
Đời người thắng bại vốn lẽ thường, người cao minh ắt phải biết tu tâm sửa tính để bồi nhân đắp phúc dày, có lợi cho gia tộc và thiên hạ...
Khi nhắc đến những bậc kỳ tài trong thiên hạ, chúng ta không thể không nhắc đến Hạng Vũ. Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên từng đánh giá Hạng Vũ là một con người tài năng, chí khí hơn người, từ cổ đến nay chưa có một ai sánh kịp như thế. Còn Lưu Bang so với Hạng Vũ lại kém về tất cả mọi mặt: Hạng Vũ bách chiến bách thắng khiến cho quân chư hầu sợ đến nỗi phải đi bằng đầu gối không ai dám ngẩng lên nhìn, Hạng Vũ thương người, trọng nghĩa, uy trấn khắp nơi. Trái lại, Lưu Bang lại là người ham tiền háo sắc, thô lỗ. Ấy vậy mà cuối cùng Lưu Bang đoạt được thiên hạ còn Hạng Vũ thì không. Nguyên nhân là vì cớ gì vậy?
Hạng Vũ là người xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, là cháu nội đại tướng Hạng Yên nước Sở thời Chiến Quốc - người bị tướng nhà Tần là Vương Tiễn giết. Theo sử ký của Tư Mã Thiên ghi chép: họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong đất ở Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Cha Hạng Vũ mất sớm nên ông sống với chú là Hạng Lương.
Khi Tần Thủy Hoàng đi chơi đất Cối Kê, vượt qua Chiết Giang, chú cháu Hạng Lương và Hạng Vũ cùng đi xem. Hạng Vũ trông thấy vua Tần, bèn nói: “Có thể cướp và thay thế hắn!”.
Hạng Lương nghe vậy vội bịt miệng cháu: “Đừng nói bậy! Bị giết cả họ bây giờ!” Đó là lúc mà người ta nhận ra Hạng Vũ là người khác thường.
So với Lưu Bang, Hạng Vũ sớm đạt được thành công lừng lẫy hơn, thậm chí còn có những trận đánh ép Lưu Bang vào đường cùng.
Sau khi nhà Tần làm hỏng mất chính sự, Trần Thiệp đầu tiên khởi nghĩa, hào kiệt nổi lên như nấm mọc sau mưa, tranh giành, tương đấu lẫn nhau không thể kể xiết. Hạng Vũ trong tay không có quyền bính gì, thừa thế nổi lên nơi thảo dã; trong vòng vẻn vẹn ba năm liền đã đem năm nước chư hầu để tiêu diệt Tần, phân chia thiên hạ, phong các vương hầu, ban ra chính lệnh và tự xưng là bá vương; địa vị tuy không trọn vẹn nhưng từ cận cổ đến nay, chưa hề có được người nào như thế.
Tuy nhiên Phật gia có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình", thắng được vạn người nhưng không thắng được bản thân mình ấy cũng không được xem là kẻ mạnh.
- Phật gia có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình", thắng được vạn người nhưng không thắng được bản thân mình ấy cũng không được xem là kẻ mạnh. (Ảnh: Shutterstock).
- Theo cách nhìn của Hàn Tín, ưu thế của Hạng Vũ chỉ là biểu hiện ngoài mặt, thực chất đó chỉ là “thất phu chi dũng” (cái dũng mãnh của kẻ thất phu), “phụ nhân chi nhân” (cái nhân ái của đàn bà). Hạng Vũ hét một tiếng có thể dọa sợ hàng vạn binh sĩ, nhưng ông ta không có khả năng sử dụng những nhân tài chân chính. Hạng Vũ đối với người khác nhân từ cung kính, nói chuyện đầy hòa khí, nếu như có người bệnh tật, ông ta thậm chí có thể mắt ngấn lệ mà đưa đồ ăn đến cho họ. Tuy nhiên khi có người lập chiến công, cần phong vương phong hầu thì ông ta lại do dự không nỡ ban đại ấn, đây chính là “phụ nhân chi nhân”.
- Điểm rõ nhất ở đây có thể thấy là sự việc khi Hạng Vũ bỏ Quan Trung, nhớ đất Sở, đuổi Nghĩa Đế để tự lập, nhưng mặt khác lại trách các vương hầu phản mình. Hạng Vũ cũng có lúc tự khoe khoang công trạng, chỉ dùng cái trí của mình mà không chịu bắt chước người xưa, nói rằng: có thể lấy võ lực dẹp yên thiên hạ, dựng nghiệp bá vương... Nhưng chỉ được năm năm thì mất nước, thân chết ở Đông Thành, thế mà trước lúc xuôi tay, thân không tỉnh ngộ, không tự trách mình, quả là có lỗi. Lại còn có câu: "Trời hại ta chứ không phải đánh không giỏi", há chẳng lầm sao?
- Từ trước khi Hán – Sở tranh hùng, Hạng Vũ luôn được cận thần khuyên nhủ nên xử lý hài hòa mối quan hệ với Lưu Bang, nhưng ông không bao giờ nghe theo.
- Theo các sử gia Trung Quốc, nguyên nhân dẫn tới thất bại nhanh chóng của Hạng Vũ là vì ông không biết lắng nghe lời khuyên chân thành, chuyên quyền độc đoán, nên dù trước đây sự nghiệp có hiển hách, vinh quang, lẫy lừng và oanh liệt tới mấy thì cũng đến hồi thất bại.
- Ngược lại, tuy bản chất ban đầu của Lưu Bang chỉ là phường ham tiền háo sắc, ngạo mạn, thấy khách đội mũ nhà nho là giật lấy đái vào nhưng về sau lại đoạt được thiên hạ. Đó là bởi Lưu Bang biết kiềm chế bản thân, sửa điều thiếu sót, lắng nghe dân chúng nên được lòng người tin tưởng. Lúc đầu Lưu Bang đối với Nho giáo có sự coi thường nhưng sau này gặp được Lục Giả, một học giả của Nho giáo viết trình cuốn sách 12 chương có tên là "Tân Dư", nhấn mạnh lợi ích của việc quản lý đất nước bằng đạo đức hơn là sử dụng pháp luật cưỡng chế... khiến Hán Cao Tổ - Lưu Bang vô cùng ấn tượng. Dưới triều đại của Lưu Bang, ảnh hưởng của Nho giáo trỗi lên và dần dần thay thế Pháp gia - vốn trước đó đang chiếm ưu thế và từng dựng lập nên nền tảng tư tưởng trong triều đại trước.
- Tuy bản chất ban đầu của Lưu Bang chỉ là phường ham tiền háo sắc, ngạo mạn nhưng về sau lại đoạt được thiên hạ. Đó là bởi Lưu Bang biết kiềm chế bản thân, sửa điều thiếu sót nên được lòng người tin tưởng. (Ảnh: Wikipedia).
- Dưới thời Hán Cao Tổ - Lưu Bang, các học giả Nho giáo, bao gồm Lục Giả, đã được tuyển dụng vào triều đình và Cao Tổ cũng tiến hành cải cách hệ thống pháp luật, giảm bớt các luật lệ khắc nghiệt từ thời nhà Tần đồng thời giảm mức hình phạt. Năm 196 TCN, sau khi chinh phạt Anh Bố, quân đội của Cao Tổ đi ngang qua Sơn Đông. Tại nơi này, Cao Tổ đích thân chuẩn bị và chủ trì một buổi lễ để tỏ lòng kính trọng của mình với người sáng lập hệ tư tưởng Nho gia: Khổng Tử.
- Đến tinh thần bại không nản của Tào Tháo...
- 400 năm sau, tới thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng nổi lên như một anh hùng kiệt xuất, là người có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và đám quân binh hùng mạnh của Đổng Trác, Lữ Bố, Viên Thiệu... thống nhất một vùng phương Bắc rộng lớn. Mãi cho tới lúc đụng độ liên minh Tôn, Lưu trong trận Xích Bích, 83 vạn quân của Tào Tháo mới đành bại trận trước 5,6 vạn quân của Tôn - Lưu. Sau thất bại thê thảm này, Tào Tháo chỉ còn lại 27 người. Đây có thể nói là cú sốc cực lớn đối với ông ta. Tuy nhiên khác với Hạng Vũ, thay vì cảm thấy tủi nhục mà tự sát thì Tào Tháo lại như người bừng tỉnh cơn mê, chứng tỏ bản thân là người có chân tài thực học, là bậc anh hùng trong số anh hùng của trời đất. Sau thất bại, Tháo trở về kiểm điểm sai lầm của bản thân, củng cố hậu phương, chăm lo dân chúng, hậu đãi tướng sĩ, bại mà không nản đó mới chính là bản chất của bậc cao nhân.
- Trên bề mặt mà nói, sau trận Bích Xích, quân Tào đại bại, tướng mất hàng nghìn, quân mất hàng vạn, có thể nói là kết cục thê thảm khôn cùng. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh khác mà nói, nhờ có trận này mà Tào Tháo tỉnh ngộ, vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, tạo tiền đề làm nên nhà Ngụy sau này. Còn phía Tôn, Lưu tuy thắng mà bại, bại ở chỗ thắng sinh kiêu, xem thường kẻ khác, ấy cũng chính là thắng được cái ngọn nhưng mất đi cái gốc vậy.
- Nhân sinh tại thế, thắng bại là lẽ thường tình, nhưng thắng không kiêu, bại không nản ấy mới là bậc trí tuệ hơn người. Bởi ở đời, thắng được người là trí tuệ, nhưng thắng được mình là đức. Đức lớn thì phúc đầy, hậu vận hanh thông, cuộc đời tươi sáng.
Cổ Phong
NTD Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét